CĂNG THẲNG ẢNH HƯỞNG ĐẾN DỊ ỨNG THẾ NÀO?
Mặc dù không phải là tác nhân dị ứng, nhưng căng thẳng có thể khiến các triệu chứng dị ứng tồi tệ hơn. Khi stress, cơ thể sẽ giải phóng histamine - hóa chất này cũng gây ra triệu chứng dị ứng. Vì vậy, nếu đã dị ứng, nhiều histamine hơn nghĩa là các biểu hiện lâm sàng sẽ dữ dội hơn.
Thế nào là phản ứng dị ứng?
Các biểu hiện dị ứng là kết quả của hệ miễn dịch hoạt động quá mức. Chúng xem các chất lạ vô hại như phấn hoa và lông động vật là một mối đe dọa nguy hiểm và cần chống lại. Những chất này được gọi là tác nhân dị ứng.
Ở người bị dị ứng, khi hít phải các hạt phấn hoa nhỏ hoặc các chất gây dị ứng khác, các tế bào của hệ miễn dịch trong mũi sẽ giải phóng các hóa chất biểu hiện triệu chứng và “kêu gọi” thêm các tế bào miễn dịch khác để chiến đấu. “Trận chiến” mà hệ miễn dịch gây ra càng lớn, bạn càng cảm thấy tồi tệ hơn.
Phản ứng dị ứng là kết quả của hệ miễn dịch hoạt động quá mức (Ảnh minh họa: Pexels)
Thế nào là phản ứng căng thẳng?
Phản ứng với căng thẳng là cách cơ thể giữ an toàn. Khi cảm nhận được nguy hiểm, não bộ sẽ cảnh báo các tuyến thượng thận tiết ra các hormone căng thẳng. Điều đó khiến tim bạn đập mạnh, huyết áp tăng và các mạch máu co lại để đưa nhiều máu hơn đến não và cơ bắp. Căng thẳng làm cho hơi thở của bạn nhanh hơn để đưa oxy đến các cơ, đưa chất béo và đường vào máu để tăng cường năng lượng.
Phản ứng căng thẳng là hữu ích trong ngắn hạn, giúp bạn vượt qua một tình huống khó khăn. Nhưng nếu phản ứng căng thẳng được kích hoạt lặp đi lặp lại thì theo thời gian, nó có thể góp phần gây ra trầm cảm, lo lắng, huyết áp cao, tiểu đường, bệnh tim, ợ chua và nhiều vấn đề sức khỏe khác, bao gồm cả dị ứng nặng hơn.
Khi bạn căng thẳng, cơ thể sẽ tiết ra hormone và các chất hóa học khác, bao gồm histamine dẫn đến các triệu chứng dị ứng hoặc làm cho phản ứng dị ứng trở nên tồi tệ hơn. Căng thẳng mãn tính kéo dài sẽ tạo ra cortisol - hormone chính gây ra căng thẳng của cơ thể. Khi cortisol tăng cao và duy trì như vậy trong một thời gian, sẽ ảnh hưởng đến các tế bào, bao gồm hệ thống miễn dịch. Hệ thống miễn dịch không thể ngăn ngừa nhiễm trùng hoặc bệnh tật như bình thường. Virus hoặc vi khuẩn sinh sôi đến mức có thể lây nhiễm sang nhiều tế bào, dẫn đến các triệu chứng và tăng khả năng bị bệnh.
Phản ứng căng thẳng là cách cơ thể giữ an toàn (Ảnh minh họa: Unsplash)
Mối quan hệ giữa căng thẳng và dị ứng là gì?
Thật không may, căng thẳng và dị ứng luôn đi đôi với nhau. Cảm thấy căng thẳng vì bất kỳ lý do gì cũng có thể ảnh hưởng đến dị ứng. Đây là tác động cả hai chiều: dị ứng không chỉ gây ra căng thẳng, mà căng thẳng còn có thể làm cho dị ứng trầm trọng hơn.
Dị ứng thời tiết, bụi bặm khiến bạn phải đối mặt với tình trạng chảy nước mắt, sổ mũi, hắt hơi, ho hoặc đau họng, ảnh hưởng sinh hoạt mỗi ngày. Theo chuyên gia, hậu quả của tình trạng này chính là chất lượng cuộc sống bị giảm sút. Điều này có thể dẫn đến căng thẳng cho bệnh nhân và gia đình.
Ngoài ra còn có tác động tâm lý. Căng thẳng khuếch đại cảm xúc của chúng ta đối với bất kỳ triệu chứng nào gặp phải. Chuyên gia nói rằng căng thẳng có thể khiến bạn cảm thấy phiền phức, khó chịu hơn vì các triệu chứng dị ứng của mình. Bởi khi bị căng thẳng, mọi người có thể cảm thấy như thể không có gì diễn ra tốt đẹp, kể cả sức khỏe của họ. Nói cách khác, nếu đang cảm thấy căng thẳng vì bất kỳ lý do gì, bạn có thể thấy mình đối mặt với các triệu chứng dị ứng tồi tệ hơn bình thường.
Tác động khác của căng thẳng đối với dị ứng là thể chất. Cụ thể, căng thẳng có thể làm cho phản ứng dị ứng tồi tệ hơn. Các chuyên gia nghĩ rằng những hormone căng thẳng có thể làm tăng phản ứng của hệ miễn dịch vốn đã nhạy cảm quá mức đối với các tác nhân dị ứng. Vì vậy, cố gắng giảm căng thẳng là cách cải thiện chất lượng cuộc sống của bạn, cũng như làm giảm các triệu chứng dị ứng.
Căng thẳng và dị ứng luôn đi đôi với nhau (Ảnh minh họa: Unsplash)
Vậy bạn nên làm gì khi bị dị ứng?
Điều trị dị ứng thường bao gồm sử dụng thuốc xịt mũi corticosteroid không kê đơn, chẳng hạn như mometasone furoate hoặc fluticasone propionate. Thuốc xịt giúp ngăn chặn dòng chảy của các hóa chất gây viêm và dị ứng. Các triệu chứng sẽ bắt đầu cải thiện sau 1 tuần sử dụng hàng ngày, nhưng có thể phải đợi 3 tuần thì thuốc mới phát huy hết tác dụng.
Một loại thuốc dị ứng phổ biến khác là thuốc kháng histamine, chống lại tác động của hóa chất trong cơ thể liên quan đến các phản ứng dị ứng. Nhưng một số thuốc kháng histamine, chẳng hạn như diphenhydramine có thể gây buồn ngủ và tăng nguy cơ té ngã. Theo chuyên gia, các lựa chọn kháng histamine an toàn nhất cho người lớn tuổi là thuốc xịt kháng histamine theo toa, chẳng hạn như azelastine và olopatadine. Chúng vừa giúp ngăn ngừa các triệu chứng, vừa hạn chế buồn ngủ.
Để ngăn ngừa chảy nước mắt, bác sĩ khuyến nghị dùng thuốc nhỏ mắt kháng histamine, chẳng hạn như ketotifen và olopatadine kê đơn.
Ngoài ra, để hạn chế dị ứng, bạn cũng nên chủ động tránh tiếp xúc với tác nhân dị ứng bằng cách đóng cửa sổ, đeo khẩu trang khi dọn dẹp, tránh đi ra ngoài khi lượng phấn hoa cao, vệ sinh ống dẫn và bộ lọc của máy điều hòa không khí.
Một điều quan trọng khác là giảm stress và các tác nhân gây căng thẳng tâm lý. Nhờ đó bạn sẽ cảm thấy chất lượng cuộc sống của mình được cải thiện hơn. Vẫn chưa rõ giảm stress có trực tiếp làm giảm các triệu chứng dị ứng lâm sàng hay không, nhưng dường như có mối liên hệ giữa tinh thần và cơ thể khi nói đến các bệnh viêm nhiễm. Vì vậy, nếu bạn giảm căng thẳng, mức độ hormone stress cũng sẽ giảm xuống.
Bạn có thể sử dụng một số loại thuốc để giảm tình trạng dị ứng (Ảnh minh họa: Pexels)
Mách bạn mẹo giúp giảm căng thẳng
Bạn có thể giảm căng thẳng bằng tập thể dục, nhằm kích thích tim và phổi bơm máu, tạo phản ứng thư giãn, từ đó giảm huyết áp, nhịp tim, nhịp thở, mức tiêu thụ oxy, mức adrenaline và mức hormone căng thẳng cortisol. Khi chạy bộ, con người có thể thở tốt hơn vì epinephrine tràn khắp cơ thể. Ngoài ra, còn có nhiều cách để tạo phản ứng thư giãn, chẳng hạn như thiền, yoga, thái cực quyền và các bài tập hít thở sâu.
Sau nhiều tuần hắt hơi, hệ miễn dịch của cơ thể đã cạn kiệt. Lúc này, đi ngủ và nghỉ ngơi có thể giúp phục hồi sức đề kháng của cơ thể và chắc chắn là liệu pháp giảm căng thẳng tốt.
Tuy nhiên cần lưu ý rằng tất cả chúng ta đều nhận thức và phản ứng với các tác nhân gây căng thẳng một theo cách khác nhau. Do đó, những cách xả stress không phù hợp sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn và thậm chí là tác động đến các triệu chứng dị ứng.
Mặc dù giảm căng thẳng không phải là cách số một để điều trị dị ứng, nhưng vẫn có thể là một cách quan trọng. Hãy nghĩ về căng thẳng như một yếu tố góp phần gây ra bệnh của bạn. Vì vậy, điều quan trọng là phải tìm cách giảm bớt các tác nhân gây căng thẳng tâm lý để điều trị bệnh dị ứng.
Với sự kết hợp của cao Ginkgo Biloba lên đến 120mg cùng Rutin, Magnesium oxid và các vitamin - PT GINKGO 120MG mang lại nhiều công dụng VƯỢT TRỘI cho SỨC KHỎE NÃO BỘ:
- Giúp tăng cường lưu thông máu lên não, làm tăng tính bền thành mạch máu, giảm căng thẳng, tăng tập trung, cải thiện trí nhớ đặc biệt là suy giảm trí nhớ ở người già.
- Giúp cải thiện hội chứng rối loạn tiền đình, đau nửa đầu.
- Giúp tăng lượng máu đến não, cải thiện các hoạt động trí não, giảm tình trạng bị Alzheimer ở người cao tuổi.
PT GINKGO phù hợp với người làm việc trí óc căng thẳng, hay hoa mắt, chóng mặt mệt mỏi; và người cao tuổi bị suy giảm trí nhớ, hay quên.
Nguồn: Vinmec
Xem thêm