CÁC YẾU TỐ NGUY CƠ DẪN ĐẾN MẮC BỆNH VI KHUẨN ĂN THỊT NGƯỜI

Bệnh vi khuẩn ăn thịt người (viêm cân hoại tử) là một căn bệnh nhiễm trùng xảy ra ở mô mềm đặc biệt nghiêm trọng bởi vi khuẩn. Căn bệnh gây ra các tổn thương ở da và cơ cho đến khi nhiễm trùng vào máu. Mặc dù trường hợp tử vong hiếm xảy ra ở những người có hệ thống miễn dịch mạnh nhưng đối với những người mắc các bệnh mãn tính như tiểu đường, suy gan thận, bệnh tim, bệnh phổi mãn tính,... nếu không được chăm sóc tốt sẽ là những đối tượng có nguy cơ cao mắc phải căn bệnh nhiễm trùng này.

Bệnh vi khuẩn ăn thịt người

Vi khuẩn ăn thịt người thực chất không phải là tên của một loại vi khuẩn mà nó bao gồm một nhóm vi khuẩn gây nên. Khi người bệnh tiếp xúc với nhóm vi khuẩn này sẽ dẫn đến viêm kết mạc hoại tử.

Vi khuẩn ăn thịt người thực chất không ăn thịt như cái tên của nó, chúng gây hoại tử các vùng mô lớn, gây thối rữa và bốc mùi hôi thối trên da nên được đặt với cái tên đáng sợ là “vi khuẩn ăn thịt người”.

Hầu hết vi khuẩn ăn thịt người là những vi khuẩn hỗn hợp hiếu khí và kỵ khí, chúng không chỉ đơn thuần là lây nhiễm vào trong da mà còn là sự xâm nhập vào các mô ở mức độ sâu hơn.

Những loại vi khuẩn nào thuộc nhóm vi khuẩn ăn thịt người?

Có hai nhóm vi khuẩn phổ biến gây bệnh vi khuẩn ăn thịt người đó là Streptococcus nhóm A và Staphylococcus, bên cạnh đó còn có vi khuẩn Burkholderia pseudomallei, Vibrio vulnificus cũng khá phổ biến.

Streptococcus nhóm A thường gặp ở vùng họng và trên da, các vết loét và vết rách trên da là điều kiện thuận lợi để chúng xâm nhập vào cơ thể con người hoặc khi hệ thống miễn dịch của con người bị suy giảm. Loại vi khuẩn này chiếm 70-90% các trường hợp mắc bệnh vi khuẩn ăn thịt người - viêm cân hoại tử.

Vi khuẩn ăn thịt người thực chất không phải là tên của một loại vi khuẩn mà nó bao gồm một nhóm vi khuẩn gây nên

Vi khuẩn ăn thịt người thực chất không phải là tên của một loại vi khuẩn mà nó bao gồm một nhóm vi khuẩn gây nên (Ảnh minh họa: Canva)

Staphylococcus được tìm thấy ở khắp mọi nơi trong tự nhiên, trên da và đường hô hấp ở 25-30% người. Ngoài ra, Staphylococcus cũng được tìm thấy trong thực phẩm và vùng nước bẩn. Trung bình cứ 10 người khỏe mạnh thì có 3 người có mang vi khuẩn Staphylococcus trên người và hầu hết đều không biết bản thân đang mang loại vi khuẩn này.

Burkholderia pseudomallei sống trong đất, nước bị nhiễm bẩn, đặc biệt là ở những vùng bị ngập úng sau lũ lụt, bùn lầy và thời gian này cũng chính là lúc mà vi khuẩn Burkholderia pseudomallei sinh sôi phát triển.

Vibrio vulnificus thường tồn tại trong nước biển, sống ký sinh trong nhiều loại hải sản như tôm, cá, sò,...đặc biệt là hàu. Vào năm 2020 đã có trường hợp nhập viện do vi khuẩn ăn thịt người Vibrio vulnificus gây nên sau khi ăn hải sản sống.

Cơ chế gây bệnh của vi khuẩn ăn thịt người

Khi xâm nhập vào mô biểu bì, chúng tiếp tục đi sâu vào trong, làm lây nhiễm ở mô dưới da và màng cân. Trước tiên, các vi khuẩn hiếu khí xâm nhập để tiêu thụ oxy trong các mô, đồng thời tiết ra enzym đặc hiệu để phân hủy hydroperoxide trong mô (hydro peroxide là chất do tế bào miễn dịch tạo ra, có tác dụng diệt khuẩn và làm suy yếu chức năng của tế bào miễn dịch, tạo môi trường thích hợp cho vi khuẩn sinh tồn). Kết quả là vi khuẩn ăn thịt sinh sôi nhanh chóng và giải phóng ra các độc tố vào trong cơ thể, gây ra các phản ứng viêm ở mô cân của người bệnh.

Một khi vi khuẩn đã thành công lây nhiễm vào màng tế bào, chúng lây lan nhanh chóng trong vòng 12-24 giờ và cuối cùng là giành quyền kiểm soát toàn bộ cơ thể người bệnh. Lúc này, các mô và cơ quan dần bị hoại tử và hóa lỏng, sau đó vỡ ra và rỉ ra bên ngoài tại vùng da bị tổn thương, khiến cho người bệnh có mùi hôi thối, nếu không được điều trị kịp thời sẽ dẫn đến tử vong dưới dạng suy nội tạng.

Yếu tố nguy cơ nào dẫn đến bệnh vi khuẩn ăn thịt người?

Vết thương hở: các vết thương hở trên da, bao gồm cả vết cắt, vết thương sâu, vết thương gây ra do bỏng hoặc phẫu thuật chính là “thời cơ” để vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể.

Các vết thương hở trên da chính là "thời cơ" để vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể

Các vết thương hở trên da chính là "thời cơ" để vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể (Ảnh minh họa: Canva)

Người có hệ miễn dịch bị suy yếu: khi hệ miễn dịch bị suy yếu, cơ thể con người sẽ không có đủ khả năng để chống lại các vi khuẩn gây bệnh. Người có hệ miễn dịch yếu thường là trẻ em, người lớn tuổi – đặc biệt là ở nam giới lớn tuổi có nguy cơ mắc bệnh cao hơn nữ giới, người mắc các bệnh mãn tính như tiểu đường, suy gan thận,...phụ nữ có thai.

Điều kiện môi trường: vi khuẩn ăn thịt người có thể phát triển nhanh chóng trong môi trường ẩm ướt và không thông thoáng. Người thường xuyên tiếp xúc với môi trường có nguồn nước bị nhiễm bẩn, bùn lầy,...

Ăn hải sản sống hoặc chưa nấu kỹ, bị thương do hải sản: việc ăn các loại hải sản sống hoặc chưa nấu kỹ, đặc biệt là hàu có nguy cơ cao dẫn đến nhiễm khuẩn ăn thịt người. Một nghiên cứu trên 180 bệnh nhân bị nhiễm trùng do vi khuẩn V.vulnificus cho thấy có gần 93% người bệnh có ăn hàu sống trong 2 ngày trước khi xuất hiện các triệu chứng bệnh, thời gian ủ bệnh từ 3 giờ đến 6 ngày. Bên cạnh đó, đã có trường hợp nhiễm bệnh qua vết thương rất nhỏ bởi vết đâm của đuôi con tôm hay va phải vỏ hàu khi tắm biển, vùng da bị thương tiếp xúc với nước biển.

Việc ăn các loại hải sản sống hoặc chưa nấu kỹ có nguy cơ cao dẫn đến nhiễm khuẩn ăn thịt người

Việc ăn các loại hải sản sống hoặc chưa nấu kỹ có nguy cơ cao dẫn đến nhiễm khuẩn ăn thịt người (Ảnh minh họa: Canva)

Tài liệu tham khảo: wikipedia, vinmec



Tin tức liên quan

DẤU HIỆU NHẬN BIẾT BỆNH ĐAU MẮT ĐỎ
DẤU HIỆU NHẬN BIẾT BỆNH ĐAU MẮT ĐỎ

902 Lượt xem

Biết và hiểu được những dấu hiệu nhận biết đau mắt đỏ sẽ là một trong những cách giúp bạn phát hiện sớm tình trạng sức khỏe của mắt để có thể kịp thời điều trị, bảo vệ thị lực của mắt, đảm bảo chất lượng cuộc sống và hạn chế ảnh hưởng đến những người xung quanh.

MUỐN TĂNG KHẢ NĂNG TẬP TRUNG PHẢI LÀM THẾ NÀO?
MUỐN TĂNG KHẢ NĂNG TẬP TRUNG PHẢI LÀM THẾ NÀO?

1545 Lượt xem

Trong cuộc sống, chắc hẳn ai cũng mong mình có thể làm tốt được công việc hay vượt qua xuất sắc một cuộc thi nào đó nhưng vì mất sự tập trung mà kết quả nhận được lại không như mong muốn. Vậy làm cách nào để tăng khả năng tập trung. 

NỖI LO RĂNG KHÔN MỌC LỆCH
NỖI LO RĂNG KHÔN MỌC LỆCH

404 Lượt xem

Răng khôn là những chiếc răng cuối cùng của chúng ta, thường bắt đầu mọc khi chúng ta ở độ tuổi từ 17 đến 25. Nếu răng khôn mọc lệch, nó có thể gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe răng miệng.

BỊ ĐAU ĐẦU, ĐAU NỬA ĐẦU NÊN ĂN GÌ, TRÁNH GÌ?
BỊ ĐAU ĐẦU, ĐAU NỬA ĐẦU NÊN ĂN GÌ, TRÁNH GÌ?

734 Lượt xem

Đau nửa đầu thường gây ra những cơn đau đầu dữ dội, thường ở một bên đầu và kèm theo những triệu chứng buồn nôn, nhạy cảm với ánh sáng. Một trong những cách ngăn ngừa đau đầu, đau nửa đầu là điều chỉnh chế độ ăn uống. Vậy thức ăn nào bạn nên ăn, thức ăn nào bạn nên tránh khi bị đau đầu?

TẬT CẮN MÔI, CẮN MÓNG TAY: NHIỀU HƠN LÀ MỘT THÓI QUEN XẤU
TẬT CẮN MÔI, CẮN MÓNG TAY: NHIỀU HƠN LÀ MỘT THÓI QUEN XẤU

964 Lượt xem

Có thể nhiều khi bạn không nhận ra, bởi hành động vô thức như cắn môi hoặc cắn móng tay khi đang bận tâm suy nghĩ về một vấn đề gì đó. Nhiều người cho rằng đó là một thói quen xấu, hầu hết sẽ bỏ qua và xem như chuyện bình thường. Tuy nhiên, nếu chúng lặp đi lặp lại nhiều lần và gây tổn hại đáng kể đối với cơ thể, thì đã đến lúc bạn không thể xem chúng là thói quen xấu được nữa.

TEO NÃO VÀ SUY GIẢM TRÍ NHỚ, MỐI LIÊN QUAN LÀ GÌ?
TEO NÃO VÀ SUY GIẢM TRÍ NHỚ, MỐI LIÊN QUAN LÀ GÌ?

931 Lượt xem

Teo não là sự suy giảm số lượng tế bào não hoặc mất khả năng kết nối giữa các tế bào não. Những người bị teo não thường diễn tiến tới suy giảm chức năng nhận thức cũng như suy giảm trí nhớ, tùy thuộc vào vùng teo não là khu trú hay toàn bộ. Cho dù do loại nào, teo não và suy giảm trí nhớ là hậu quả của quá trình lão hóa tự nhiên.

ĐẬU NÀNH CÓ LỢI HAY CÓ HẠI ĐỐI VỚI BỆNH NHÂN UNG THƯ VÚ
ĐẬU NÀNH CÓ LỢI HAY CÓ HẠI ĐỐI VỚI BỆNH NHÂN UNG THƯ VÚ

784 Lượt xem

Đậu nành tự nhiên có chứa isoflavone, một loại estrogen thực vật (phytoestrogen) có cấu trúc tương tự estrogen người. Do đó đã từng có tin đồn cho rằng ăn đậu nành có thể làm tăng nguy cơ bị mắc một số bệnh ung thư, đặc biệt là ung thư vú. Vậy thực hư vấn đề này thế nào?

BẠN BIẾT GÌ VỀ BUỒNG TRỨNG?
BẠN BIẾT GÌ VỀ BUỒNG TRỨNG?

815 Lượt xem

Buồng trứng có vai trò quan trọng trong duy trì sức khỏe sinh sản ở nữ giới. Nó tiết ra 2 hormone chính là estrogen và progesterone. Các bệnh liên quan đến buồng trứng bao gồm u nang buồng trứng, ung thư buồng trứng, rối loạn chu kỳ kinh nguyệt và hội chứng buồng trứng đa nang. Bạn biết được gì về tất cả những điều này của buồng trứng?

CÓ NÊN BỔ SUNG VITAMIN C KHI BỊ CẢM LẠNH?
CÓ NÊN BỔ SUNG VITAMIN C KHI BỊ CẢM LẠNH?

892 Lượt xem

Cảm lạnh thông thường là bệnh truyền nhiễm phổ biến nhất. Người bình thường có thể mắc vài lần một năm. Bổ sung vitamin C có thể giúp giảm mức độ nghiêm trọng và rút ngắn thời gian mắc bệnh.

PHÂN BIỆT CÁC LOẠI BỆNH TIỂU ĐƯỜNG
PHÂN BIỆT CÁC LOẠI BỆNH TIỂU ĐƯỜNG

30428 Lượt xem

Bệnh tiểu đường ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân cũng như sức khỏe của họ. Việc phân biệt được các loại tiểu đường đang dần xuất hiện sẽ giúp điều trị kịp thời những biến chứng không tốt của bệnh. 


Bình luận
  • Đánh giá của bạn
Đã thêm vào giỏ hàng