CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ BỆNH CAO HUYẾT ÁP Ở NGƯỜI TRẺ

Tăng huyết áp từng được coi là bệnh của người già, tuy nhiên, thời gian gần đây số bệnh nhân tăng huyết áp trẻ tuổi từ 20 đến 65 tuổi ngày càng gia tăng. Theo thống kê, tỷ lệ mắc bệnh cao huyết áp ở độ tuổi dưới 35 đang rơi vào khoảng 5 – 12%

Huyết áp cao ở người trẻ liên quan nhiều đến các vấn đề sức khỏe sau này trong cuộc sống như gây xơ cứng động mạch, làm tăng nguy cơ đột quỵ cũng như tổn thương thận và não. Do đó, người trẻ không được chủ quan đối với căn bệnh cao huyết áp này và cần có các phương pháp điều trị phù hợp khi bị cao huyết áp.

Bệnh cao huyết áp đang ngày càng có xu hướng trẻ hóa theo độ tuổi

Bệnh cao huyết áp đang ngày càng có xu hướng trẻ hóa theo độ tuổi (Ảnh minh họa: Pexels)

Cao huyết áp là gì?

Cao huyết áp là tình trạng huyết áp liên tục tăng cao, thường là huyết áp tâm thu lớn hơn 140 mmHg hoặc huyết áp tâm trương lớn hơn 90 mmHg.

Huyết áp tâm thu từ 120 – 139 mmHg và huyết áp tâm trương từ 80 – 89 mmHg được gọi là tiền cao huyết áp. Bệnh nhân tiền cao huyết áp có nguy cơ mắc bệnh tim mạch cao hơn gấp đôi so với người huyết áp bình thường (huyết áp tâm thu dưới 120 mmHg hoặc huyết áp tâm trương dưới 80 mmHg) nên cần tích cực cải thiện lối sống và kiểm soát tốt huyết áp.

Tăng huyết áp chia làm 2 loại:

- Tăng huyết áp nguyên phát: tình trạng huyết áp tăng mà không có nguyên nhân rõ ràng. Tuy nhiên, phần lớn liên quan đến chỉ số sinh khối cơ thể BMI tăng cao.

- Tăng huyết áp thứ phát: tình trạng tăng huyết áp có nguyên nhân và có thể xác định được cụ thể nguyên nhân gây nên và thường chiếm khoảng 10% trong tổng số ca cao huyết áp. Tăng huyết áp thứ phát phổ biến ở người trẻ hơn người lớn tuổi và bệnh thận cũng là nguyên nhân hàng đầu của loại bệnh này.

Triệu chứng của cao huyết áp ở người trẻ là gì?

Cao huyết áp thường là một tình trạng thầm lặng, không có triệu chứng đặc trưng và được phát hiện tình cờ khi khám sức khỏe. Một số triệu chứng thường bị nhầm lẫn với các triệu chứng của huyết áp cao chẳng hạn như đau đầu, chảy máu cam, chóng mặt, bốc hỏa và mệt mỏi, những dấu hiệu này chỉ là xảy ra một cách tình cờ. Mặc dù người bị cao huyết áp có thể có những triệu chứng này, nhưng đây không phải là dấu hiệu chính xác của bệnh cao huyết áp.

Các nguyên nhân gây tăng huyết áp ở người trẻ

Nguyên nhân gây tăng huyết áp nguyên phát

- Cha truyền con nối: Tỷ lệ con cái bị tăng huyết áp giữa bố và mẹ bình thường là 18%, trong khi cả bố và mẹ bị cao huyết áp là 46% và khi chỉ một bên bị cao huyết áp là 34%. Do đó, có thể nói huyết áp chịu ảnh hưởng 50% từ gen di truyền và 50% còn lại là do môi trường quyết định. Nếu người thân bị đột quỵ hoặc đau tim khi còn trẻ, hay gia đình có tiền sử cao huyết áp thì bạn và các thành viên trong gia đình nên kiểm tra huyết áp thường xuyên.

- Béo phì: ở những bệnh nhân cao huyết áp bị béo phì, giảm 10 kg cân nặng có thể làm giảm huyết áp tâm thu 25 mmHg và huyết áp tâm trương 10 mmHg. Điều này có nghĩa là khi một người có khuynh hướng cao huyết áp trở nên béo phì thì chứng cao huyết áp sẽ xảy ra.

- Muối: lượng muối ăn vào cao hơn bình thường có liên quan đến tỷ lệ huyết áp cao hơn. Nhu cầu muối hàng ngày của người Việt Nam là từ 1-2 g nhưng phần lớn người dân sử dụng 10g/ngày, cao gấp 5-10 lần nhu cầu được khuyến nghị. Hầu hết các bạn trẻ đều không quan tâm nhiều đến vấn đề này nên tình trạng cao huyết áp trở nên trầm trọng hơn.

Lượng muối ăn vào cao hơn bình thường có liên quan đến tỷ lệ huyết áp cao hơn

Lượng muối ăn vào cao hơn bình thường có liên quan đến tỷ lệ huyết áp cao hơn (Ảnh minh họa: Pexels)

- Căng thẳng: sự phấn khích hoặc căng thẳng trong công việc và trong học tập ở những người trẻ đóng vai trò thứ yếu trong việc gây ra hoặc làm trầm trọng thêm bệnh cao huyết áp.

- Ngủ không đủ và rối loạn đồng hồ sinh học: điều này làm tăng đáng kể nguy cơ mắc bệnh cao huyết áp.

- Rượu bia: uống rượu bia làm tăng huyết áp, những người uống hơn 30 ml mỗi ngày có tỷ lệ mắc bệnh cao huyết áp cao và thậm chí dẫn đến đột quỵ. Ở những người trẻ, việc sử dụng bia rượu chiếm số lượng khá cao, sử dụng bia rượu trong các buổi tiệc, liên hoan, các cuộc gặp gỡ bạn bè đồng nghiệp, đối tác,…nên hiện nay tình trạng cao huyết áp xuất hiện ở độ tuổi trẻ hơn.

Nguyên nhân gây tăng huyết áp thứ phát

Tăng huyết áp thứ phát thường xảy ra do: bệnh thận, vấn đề về nội tiết tố, mạch máu, phổi, tim mạch và một số loại thuốc.

Các phương pháp phòng và điều trị bệnh cao huyết áp cho người trẻ

Nếu được chẩn đoán mắc bệnh cao huyết áp, bạn nên theo dõi và quản lý huyết áp hàng ngày. Khi tiến hành đo huyết áp, bạn nên đo khi ngủ dậy, đi tiểu, nằm nghỉ trên 5 phút và nên đo ở phần cánh tay ngang với tim. Tránh hút thuốc hoặc sử dụng caffein 30 phút trước khi đo. Cần thực hiện đo 3 lần, mỗi lần cách nhau 2 phút và lấy giá trị trung bình.

Tập thể dục

Cố gắng tập thể dục 30 - 60 phút ít nhất 3-5 lần một tuần. Những người trẻ bị tăng huyết áp nghiêm trọng nên đến bác sĩ kiểm tra xem môn thể thao và hoạt động nào là an toàn. Một số môn thể thao như cử tạ, thể hình hoặc rèn luyện sức mạnh có thể không được phép áp dụng cho đến khi huyết áp của người bệnh được kiểm soát tốt.

Thuốc lá

Không hút thuốc hoặc nếu bạn hút thuốc thì phải tiến hành cai thuốc.

Chế độ ăn uống lành mạnh

Có kali trong chế độ ăn uống hàng ngày: kali không chỉ giúp bạn loại bỏ lượng natri dư thừa – một trong những chất làm tăng huyết áp mà còn giúp thư giãn các mạch máu của bạn. Các thực phẩm lành mạnh như chuối, rau chân vịt, bông cải xanh,...chứa nhiều kali.

Thử chế độ ăn kiêng DASH (phương pháp tiếp cận chế độ ăn uống để ngăn chặn chứng tăng huyết áp): đây là chế độ ăn tập trung vào rau, trái cây và ít sữa, giúp mang lại một số lợi ít cho sức khỏe, đặc biệt là trong hỗ trợ điều trị bệnh cao huyết áp ở người trẻ.

Hãy thử chế độ ăn kiêng DASH (phương pháp tiếp cận chế độ ăn uống để ngăn chặn chứng tăng huyết áp)

Hãy thử chế độ ăn kiêng DASH (phương pháp tiếp cận chế độ ăn uống để ngăn chặn chứng tăng huyết áp) (Ảnh minh họa: Pexels)

Cắt giảm các món ăn vặt: những loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng hạn chế như khoai tây chiên giòn, kẹo, sô cô la và bất kỳ loại rượu nào đều có thể làm tăng huyết áp. Cắt giảm hoặc loại bỏ hoàn toàn những thứ này sẽ có tác động lớn đến nguy cơ phát triển bệnh cao huyết áp cũng như hiệu quả của việc kiểm soát căn bệnh này.

Hạn chế muối.

Tránh caffeine.

Uống nhiều nước và tránh các loại đồ uống có đường. Đặc biệt là có thể sử dụng các các loại thức uống, viên uống thiên nhiên có chứa các thành phần giúp điều trị cao huyết áp như khổ qua (trà khổ qua rừng Mudaru, viên uống khổ qua rừng Khoquaru). Bên cạnh đó, những loại thức uống này còn giúp hỗ trợ điều trị các bệnh tiểu đường, mỡ máu và gout, thích hợp cho cả những người ăn kiêng và béo phì, hỗ trợ rất tốt trong phòng và điều trị cao huyết áp.

Sử dụng thuốc hạ huyết áp

Điều trị bao gồm sự kết hợp giữa điều trị không dùng thuốc và dùng thuốc. Ở giai đoạn tiền tăng huyết áp, việc kiểm soát cân nặng, liệu pháp ăn kiêng và tập thể dục thường xuyên được thực hiện trước tiên. Tuy nhiên, nếu bị chẩn đoán là cao huyết áp, bạn phải dùng thuốc để kiểm soát huyết áp trong phạm vị bình thường.

Thuốc dùng để điều trị cao huyết áp được gọi là thuốc hạ huyết áp. Mặc dù huyết áp cao có thể được kiểm soát ở hầu hết mọi người với nhiều loại thuốc hạ huyết áp trên thị trường, tuy nhiên việc điều trị cần được cá nhân hóa.

Vì các loại thuốc hạ huyết áp khác nhau làm giảm huyết áp theo các cơ chế khác nhau nên sẽ có những phương pháp điều trị khác nhau. Khi lựa chọn thuốc, các bác sĩ thường căn cứ các yếu tố như:

- Tuổi, giới tính.

- Mức độ nghiêm trọng của bệnh.

- Sự hiện diện các tình trạng bệnh khác như tiểu đường, mức độ cholesterol trong máu,...

- Tác dụng phụ của thuốc.

- Chi phí thuốc và xét nghiệm kiểm tra các tác dụng phụ nhất định.

Một số thuốc hạ huyết áp thường được sử dụng để điều trị cao huyết áp cho người trẻ: thuốc ức chế men chuyển (ACE), thuốc chẹn thụ thể angiotensin II (ARB).

Cao huyết áp hiện nay đang dần trẻ hóa và gây ra những hậu quả nghiêm trọng đối với sức khỏe con người. Việc phòng ngừa và phát hiện kịp thời kết hợp điều trị đúng cách có thể ngăn chặn được những tình trạng xấu có thể xảy ra. Cao huyết áp là căn bệnh “giết người thầm lặng”, chính vì thế, cần kiểm tra huyết áp thường xuyên để có các biện pháp điều trị kịp thời không chỉ riêng người lớn tuổi mà những người trẻ cũng cần phải thực hiện điều này.

Tài liệu tham khảo: vinmec.com, medicalnewstoday.com



Tin tức liên quan

LOÃNG XƯƠNG VÀ THIẾU XƯƠNG, BẠN CÓ PHÂN BIỆT ĐƯỢC?
LOÃNG XƯƠNG VÀ THIẾU XƯƠNG, BẠN CÓ PHÂN BIỆT ĐƯỢC?

1068 Lượt xem

Loãng xương và thiếu xương đều là sự suy giảm khối lượng xương, nhưng ở các mức độ khác nhau. Bạn có biết sự khác biệt đó là như thế nào không? Cùng đọc bài viết dưới đây để được giải đáp.

4 GIAI ĐOẠN CỦA BỆNH GOUT BẠN CẦN BIẾT
4 GIAI ĐOẠN CỦA BỆNH GOUT BẠN CẦN BIẾT

1564 Lượt xem

Gout là một dạng viêm khớp xảy ra do sự tích tụ của các tinh thể urate trong khớp. Ở Việt Nam, gout là một căn bệnh về xương khớp phổ biến nhất, chiếm khoảng 1/3 trong tổng số người bệnh đến khám về các vấn đề xương khớp. Đặc biệt, độ tuổi mắc bệnh gout ngày càng trẻ hóa và nhiều người vẫn còn xem nhẹ các tình trạng bệnh ở giai đoạn đầu của căn bệnh.

NƯỚC XƯƠNG HẦM VÀ NHỮNG ĐIỀU CÓ THỂ BẠN CHƯA BIẾT
NƯỚC XƯƠNG HẦM VÀ NHỮNG ĐIỀU CÓ THỂ BẠN CHƯA BIẾT

1282 Lượt xem

Cách đây 20.000 năm trước Công nguyên, nước xương hầm đã trở thành món ăn ở trên nhiều quốc gia. Được sử dụng phổ biến là thế, cho đến tận hôm nay, vẫn không có nhiều người thật sự biết nước xương hầm tốt cho sức khỏe ra sao và nên dùng với liều lượng như thế nào.

HẬU COVID-19: TẠI SAO CÓ TÌNH TRẠNG NHỚ NHỚ QUÊN QUÊN VÀ MẤT TẬP TRUNG?
HẬU COVID-19: TẠI SAO CÓ TÌNH TRẠNG "NHỚ NHỚ QUÊN QUÊN" VÀ MẤT TẬP TRUNG?

1052 Lượt xem

“Sương mù não” là thuật ngữ chỉ tình trạng giảm tập trung, khó chú ý, khó ngủ, suy giảm trí nhớ, suy giảm khả năng nhận thức sau khi mắc COVID-19.

COVID-19 LÀM THAY ĐỔI NÃO BỘ CỦA CHÚNG TA NHƯ THẾ NÀO?
COVID-19 LÀM THAY ĐỔI NÃO BỘ CỦA CHÚNG TA NHƯ THẾ NÀO?

890 Lượt xem

Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng nhiễm SARS-COV-2, loại virus gây ra COVID-19 có liên quan đến vùng ít chất xám hơn - là nơi chứa nhiều tế bào não.

CÔNG DỤNG CỦA VITAMIN C VÀ LIỀU DÙNG THÍCH HỢP
CÔNG DỤNG CỦA VITAMIN C VÀ LIỀU DÙNG THÍCH HỢP

1016 Lượt xem

Vitamin C hữu ích trong việc đẩy lùi các bệnh tật khác các bệnh nhiễm trùng bao gồm bệnh nướu, mụn trứng cá, viêm phế quản, bệnh suy giảm miễn dịch ở người (HIV).

VIÊN UỐNG BỔ NÃO PT GINKGO GIÚP GIẢM ĐAU ĐẦU
VIÊN UỐNG BỔ NÃO PT GINKGO GIÚP GIẢM ĐAU ĐẦU

1322 Lượt xem

Thường xuyên đau đầu, chóng mặt làm ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe và cuộc sống sinh hoạt của người bệnh. Để hạn chế tình trạng này, người bệnh có thể áp dụng 5 phương pháp giảm đau đầu, chóng mặt nhanh chóng và hiệu quả dưới đây.

TRÀ SỮA CÓ LỢI HAY HẠI CHO SỨC KHỎE?
TRÀ SỮA CÓ LỢI HAY HẠI CHO SỨC KHỎE?

1808 Lượt xem

Trà sữa trân châu đã và đang trở thành một thức uống được nhiều người đón nhận. Tuy nhiên uống trà sữa có tác dụng gì và có hại gì không hiện vẫn đang là thắc mắc của nhiều người?

TẠI SAO KHI THAY ĐỔI THỜI TIẾT LẠI ĐAU ĐẦU?
TẠI SAO KHI THAY ĐỔI THỜI TIẾT LẠI ĐAU ĐẦU?

1209 Lượt xem

Thay đổi thời tiết đau đầu là một tình trạng xảy ra phổ biến đối với mọi lứa tuổi. Các triệu chứng đau đầu thường xuất hiện mỗi khi thời tiết thay đổi nắng mưa thất thường. Thậm chí, một số người tự xem cơ thể mình giống như một “cỗ máy dự báo thời tiết” bởi cơ thể họ rất nhạy cảm với những thay đổi từ môi trường bên ngoài. Do đó, các cơn đau đầu thường tăng lên rõ rệt vào mỗi dịp giao mùa.

THYMOMODULIN VÀ CÔNG DỤNG CỦA NÓ ĐỐI VỚI BỆNH HÔ HẤP
THYMOMODULIN VÀ CÔNG DỤNG CỦA NÓ ĐỐI VỚI BỆNH HÔ HẤP

1177 Lượt xem

Một hệ thống miễn dịch suy yếu là cơ hội lý tưởng cho các bệnh nhiễm trùng xâm nhập hoặc tái phát. Các bệnh suy giảm miễn dịch như nhiễm trùng đường hô hấp tái phát, hen suyễn, viêm dị ứng và dị ứng thực phẩm là các ví dụ mà thymomodulin có thể cải thiện rõ rệt tình trạng chung của bệnh nhân mắc các bệnh này.

Sản phẩm liên quan


Bình luận
  • Đánh giá của bạn
Đã thêm vào giỏ hàng