BỊ BỆNH CHÀM CÓ NGỨA KHÔNG? LÀM SAO ĐỂ GIẢM CƠN NGỨA DO BỆNH CHÀM?
Giảm cơn ngứa do bệnh chàm có thể được xem là một trong những cách giúp bệnh nhanh lành hơn. Bởi nếu như tác động vật lý, chà xát lên vị trí bị thương có thể làm cho vết thương bị viêm nghiêm trọng hơn và lâu lành bệnh hơn.
1. Bị bệnh chàm có ngứa không?
“Bệnh chàm có bị ngứa không” là một câu hỏi thường gặp khi nói về tình trạng da này. Thực tế, ngứa là một trong những triệu chứng chính của bệnh chàm. Da của những người mắc bệnh chàm thường xuất hiện các vết đỏ, sưng và ngứa. Cảm giác ngứa có thể khá mạnh và gây khó chịu cho người bệnh, đặc biệt là trong những vùng da nhạy cảm như khuỷu tay, khuỷu chân và mặt.
Nguyên nhân dẫn đến cảm giác ngứa khi bị bệnh chàm có thể do tác động của vi khuẩn, nấm hoặc tình trạng viêm nhiễm da. Sự phát triển quá mức của vi khuẩn và nấm trên da có thể kích thích hệ miễn dịch của cơ thể, dẫn đến sự phản ứng viêm nhiễm và gây ngứa. Hơn nữa, da của người bị bệnh chàm thường dễ bị khô và bong tróc, gây ra sự khó chịu và cảm giác ngứa.
Việc kiểm soát ngứa trong trường hợp bệnh chàm rất quan trọng để tránh tổn thương da và nguy cơ nhiễm trùng. Vậy làm sao để giảm cơn ngứa do bệnh chàm?
2. Làm sao để giảm cơn ngứa do bệnh chàm?
Có thể thấy, ngứa là một triệu chứng không thể không gặp phải khi da bạn gặp phải tình trạng bệnh chàm. Để giúp vết thương nhanh lành, hãy hạn chế các cơn ngứa do bệnh gây ra.
Vậy làm sao để giảm cơn ngứa do bệnh chàm gây nên, bạn có thể tham khảo và áp dụng các cách bên dưới đây nhé!
2.1. Làm lạnh vị trí ngứa
Để làm giảm cơn ngứa do bệnh chàm gây ra, bạn có thể sử dụng biện pháp chườm lạnh vào vị trí đang ngứa.
Khi da tại vị trí ngứa tiếp xúc với lạnh, các tín hiệu ngứa từ da đến não bộ có thể bị ức chế. Điều này gây ra một cảm giác giảm ngứa tạm thời và làm giảm khả năng cảm nhận ngứa.
Đồng thời, khi vị trí đó bị lạnh có thể làm co mạch máu, làm giảm sưng và viêm nhiễm da, giúp giảm cơn ngứa do bệnh chàm gây ra.
2.2. Gãi vào hình ảnh phản chiếu trong gương
Nếu như bạn chỉ gặp phải tình trạng ngứa ở một bên cơ thể, bạn hãy thử đứng trước gương có thể quan sát được toàn thân. Biện pháp này giống như một trò ảo thuật có thể giúp bạn giảm cơn ngứa do bệnh chàm mà không tác động đến vị trí vết thương.
Khi cánh tay trái của bạn ngứa, nhìn vào gương và tập trung vào cánh tay trái của hình ảnh phản chiếu, thực ra đó là cánh tay phải của bạn và hãy gãi vào đó khi bạn xem và não của bạn sẽ nhận được thông báo rằng bệnh chàm ngứa của bạn đã được giải quyết, như vậy với mẹo này có thể giúp bạn giảm cơn ngứa do bệnh chàm tạo nên.
2.3. Giữ cho đôi tay của bạn luôn bận rộn
Hành vi gãi ngứa có thể trở thành thói quen tương tự việc cắn móng tay. Thậm chí, bạn có thể tự nhận ra mình đang gãi ngứa khi da không gặp sự kích thích, có thể thói quen này ảnh hưởng đến khả năng lành thương khi bạn bị bệnh chàm.
Để đổi thay thói quen này, bạn nên tập trung vào các hoạt động khác mỗi khi cảm thấy bị ngứa tại vị trí vết thương. Hãy chuyển sự chú ý của mình sang các công việc thủ công, trò chơi lành mạnh hoặc tán gẫu cùng bạn bè, người thân.
Bạn có thể thử tự làm đẹp móng tay hoặc thực hiện các động tác siết chặt và thả lỏng nắm tay để xua tan cảm giác kích thích. Điều này sẽ giúp bạn dần dà loại bỏ thói quen gãi ngứa và tập trung vào các hoạt động tích cực khác. Đồng thời giúp giảm cơn ngứa do bệnh chàm mà không tác động đến vết thương.
3. Một số biện pháp tự nhiên giúp bệnh chàm nhanh lành
Ngoài việc áp dụng các biện pháp giúp giảm cơn ngứa do bệnh chàm, bạn có thể tham khảo thêm một số biện pháp giúp bệnh chàm có thể nhanh hết hơn như:
3.1. Sử dụng gel lô hội
Gel lô hội có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh chàm do có chứa nhiều chất chống viêm và làm dịu da tự nhiên, giúp giảm triệu chứng viêm nhiễm và ngứa của bệnh chàm.
Gel lô hội giúp cung cấp độ ẩm cho da, làm cho da luôn mềm mịn và ngăn ngừa tình trạng da khô, khả năng kháng khuẩn và chống nhiễm trùng, giúp giảm nguy cơ nhiễm trùng từ việc gãi ngứa.
3.2. Dầu dừa
Trong dầu dừa chứa các chất chống viêm và làm dịu da tự nhiên như axit lauric, axit capric và axit caprylic. Những chất này có khả năng giảm viêm nhiễm và ngứa da, làm dịu tình trạng kích ứng và triệu chứng bệnh chàm.
Đồng thời, đây là một nguồn tuyệt vời của các dưỡng chất giúp cung cấp độ ẩm cho da và làm mềm da. Việc duy trì da mềm mịn và không bị khô là quan trọng để giảm nguy cơ ngứa trong bệnh chàm.
Tuy nhiên, với mỗi tình trạng bệnh chàm khác nhau sẽ có những biện pháp điều trị, hỗ trợ điều trị khác nhau. Bởi vậy, bên cạnh việc hạn chế gãi ngứa với các mẹo giảm cơn ngứa do bệnh chàm cũng như một số mẹo hỗ trợ bệnh chàm nhanh lành được nhắc đến ở bên trên, bạn hãy đến các cơ sở y tế chuyên khoa để được bác sĩ kiểm tra và tư vấn. Từ đó sẽ đưa ra liệu trình điều trị cũng như kê toa, gợi ý thuốc bôi hỗ trợ điều trị bệnh chàm, đưa ra lời khuyên phù hợp với tình trạng bệnh chàm hiện tại của bạn.
Tài liệu tham khảo: WebMD, Medical News Today
Xem thêm