BỆNH SỐT XUẤT HUYẾT NGUY HIỂM NHƯ THẾ NÀO?

Hiện nay, tình hình dịch bệnh sốt xuất huyết tại một số tỉnh thành trên cả nước đang diễn biến phức tạp. Nhiều bệnh nhân đã chủ quan không đi khám tự điều trị tại nhà dẫn đến bệnh chuyển biến nặng. Vậy bệnh sốt xuất huyết nguy hiểm như thế nào? Khi mắc bệnh cần xử trí ra sao?

1. Bệnh sốt xuất huyết là gì?
Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus Dengue gây ra. Nguyên nhân lây lan bệnh là do muỗi vằn truyền virus Dengue từ người bệnh sang người khỏe mạnh. Bệnh sốt xuất huyết đôi khi có thể gây đau nhức rất trầm trọng ở cơ và khớp.

Virus truyền từ người bệnh sang người lành qua muỗi đốt

Virus truyền từ người bệnh sang người lành qua muỗi đốt

Virus Dengue có 4 type huyết thanh là DEN-1, DEN-2, DEN-3 và DEN-4.
Bệnh xảy ra quanh năm, thường gia tăng vào mùa mưa. Bệnh gặp ở cả trẻ em và người lớn. Bệnh sốt xuất huyết dạng nhẹ sẽ gây sốt cao, phát ban, đau cơ và khớp, rối loạn đông máu, suy đa tạng... Nếu không được chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời dễ dẫn đến dễ dẫn đến sốt xuất huyết dạng nặng, có thể gây chảy máu nặng, giảm huyết áp đột ngột (sốc) và tử vong.

2. Triệu chứng sốt xuất huyết
2.1. Sốt xuất huyến cổ điển (thể nhẹ)
Những người lần đầu tiên mắc bệnh bị loại này vì họ chưa có miễn dịch với bệnh. Đây là dạng có biểu hiện các triệu chứng điển hình và không có biến chứng. Bệnh thường bắt đầu với triệu chứng sốt và sẽ kéo dài trong vòng 4-7 ngày tính từ sau khi bị truyền bệnh bởi muỗi. Ngoài ra, còn có các triệu chứng như:

  • Sốt cao, lên đến 40,5 độ C
  • Nhức đầu nghiêm trọng
  • Đau phía sau mắt
  • Đau khớp và cơ
  • Buồn nôn và ói mửa
  • Phát ban.

Triệu chứng của sốt xuất huyết

Triệu chứng của sốt xuất huyết

Các ban sốt xuất huyết có thể xuất hiện trên cơ thể 3-4 ngày sau khi bắt đầu sốt và sau đó thuyên giảm sau 1-2 ngày. Bạn có thể bị nổi ban lại một lần nữa vào ngày sau đó.

2.2. Sốt xuất huyết có chảy máu
Các dấu hiệu sốt xuất huyết dạng này bao gồm tất cả các triệu chứng của bệnh sốt xuất huyết nhẹ kèm theo tổn thương mạch máu và mạch bạch huyết, chảy máu cam, chảy máu ở nướu hoặc dưới da, gây ra vết bầm tím. Thể bệnh này có thể dẫn đến tử vong.

2.3. Triệu chứng sốt xuất huyết dengue (hội chứng sốc dengue)
Thể bệnh này là dạng nặng nhất của bệnh sốt xuất huyết – bao gồm tất cả các biểu hiện của bệnh sốt xuất huyết nhẹ cộng với các triệu chứng chảy máu, kèm theo huyết tương thoát khỏi mạch máu, chảy máu ồ ạt trong và ngoài cơ thể, sốc (huyết áp thấp).
Loại này thường xảy ra trong lần nhiễm trùng sau, khi bạn đã có miễn dịch chủ động (do đã từng mắc bệnh) hoặc thụ động (do mẹ truyền sang) đối với một loại kháng nguyên virus. Bệnh thường biểu hiện nặng đột ngột sau 2 đến 5 ngày (giai đoạn hạ sốt). Dạng này của bệnh thường xảy ra ở trẻ em (đôi khi ở người lớn). Dạng bệnh này có thể gây tử vong, đặc biệt là ở trẻ em và thanh thiếu niên.

2.4. Triệu chứng sốt xuất huyết ở trẻ em
Trẻ em khi mắc bệnh sốt xuất huyết từ 3 ngày sẽ có những dấu hiệu sốt cao, khiến bố mẹ thường nhầm là cảm cúm hay nhiễm khuẩn đường hô hấp.

3. Diễn biến của bệnh sốt xuất huyết như thế nào?
Bệnh sốt xuất huyết trải qua ba giai đoạn: Giai đoạn sốt, giai đoạn nguy hiểm và giai đoạn hồi phục.
3.1. Giai đoạn sốt
Người bệnh có biểu hiện:

Sốt là biểu hiện sớm nhất của bệnh

Sốt là biểu hiện sớm nhất của bệnh

  • Sốt cao đột ngột 39 - 40 độ C, sốt liên tục, uống thuốc hạ sốt nhưng không giảm nhiệt độ
  • Nhức đầu, chán ăn, buồn nôn
  • Da xung huyết
  • Đau cơ, đau khớp, nhức hai hố mắt.
  • Thường có chấm xuất huyết ở dưới da, chảy máu chân răng hoặc chảy máu cam

Xét nghiệm trong giai đoạn này:

  • Xét nghiệm Dengue NS1 (+)
  • Hematocrit bình thường.
  • Số lượng tiểu cầu bình thường hoặc giảm dần (nhưng còn trên 100.000/mm3).
  • Số lượng bạch cầu thường giảm.

3.2. Giai đoạn nguy hiểm:
Thường vào ngày thứ 3-7 của bệnh, bệnh nhân có thể còn sốt hoặc đã giảm sốt. Có thể có các biểu hiện sau:

  • Biểu hiện thoát huyết tương do tăng tính thấm thành mạch (thường kéo dài 24 - 48 giờ)
  • Tràn dịch màng phổi có biểu hiện: Đau ngực, cảm giác tức nặng ngực, đau ngực tăng khi thay đổi tư thế, khó thở.
  • Tràn dịch màng bụng: Bụng to nhanh, chướng bụng, khó thở.
  • Gan to: Đau tức vùng hạ sườn phải hoặc vùng thượng vị.
  • Nếu thoát huyết tương nhiều sẽ dẫn đến sốc do giảm khối lượng tuần hoàn với các biểu hiện vật vã, bứt rứt hoặc li bì, lạnh đầu chi, da lạnh ẩm, mạch nhanh nhỏ, huyết áp kẹt, tiểu ít.

Xuất huyết dưới da (khi căng da không mất đi)

Xuất huyết dưới da (khi căng da không mất đi)

Xuất huyết:

  • Xuất huyết dưới da: Nốt xuất huyết hoặc mảng xuất huyết thường ở mặt trước hai cẳng chân và mặt trong hai cánh tay, bụng, đùi, mạng sườn.
  • Xuất huyết ở niêm mạc: Chảy máu mũi, lợi, tiểu ra máu. Kinh nguyệt kéo dài hoặc xuất hiện kinh sớm hơn kỳ hạn.
  • Xuất huyết nội tạng như tiêu hóa, phổi, não với biểu hiện nôn ra máu, đi tiểu ra máu, ho ra máu, ra máu âm đạo bất thường, rong kinh....
    Một số trường hợp nặng có thể có biểu hiện suy tạng như viêm gan nặng, viêm não, viêm cơ tim. Những biểu hiện nặng này có thể xảy ra ở một số người bệnh không có dấu hiệu thoát huyết tương rõ hoặc không sốc.

Các xét nghiệm:

  • Hematocrit tăng biểu hiện của thoát dịch khỏi lòng mạch, máu cô.
  • Số lượng tiểu cầu giảm dưới 100.000/mm3 (<100 G/L).
  • Men gan tăng
  • Trong trường hợp nặng có thể có rối loạn đông máu.
  • Siêu âm hoặc X - quang có thể phát hiện tràn dịch màng bụng, màng phổi

3.3. Giai đoạn hồi phục

Sau 24 - 48 giờ của giai đoạn nguy hiểm, có hiện tượng tái hấp thu dần dịch từ mô kẽ vào bên trong lòng mạch. Giai đoạn này kéo dài 48 - 72 giờ. Người bệnh hết sốt, toàn trạng tốt lên, thèm ăn, huyết động ổn định và tiểu nhiều. Xét nghiệm các chỉ số dần trở về bình thường.

4. Làm thế nào để biết mình có bị nhiễm virus Dengue hay không?

Xét nghiệm huyết thanh

Xét nghiệm huyết thanh

Xét nghiệm huyết thanh:

  • Tìm kháng nguyên NS1 trong 5 ngày đầu của bệnh
  • Tìm kháng thể IgM từ ngày thứ 5 trở đi

5. Biến chứng của bệnh sốt xuất huyết
Sốt xuất huyết có thể gây nên các biến chứng nặng, tỷ lệ tử vong cao.

  • Thoát huyết tương nặng làm giảm khối lượng tuần hoàn dẫn đến sốc sốt xuất huyết
  • Xuất huyết nặng
  • Chảy máu cam nặng (cần nhét gạc vách mũi), rong kinh nặng, xuất huyết trong cơ và phần mềm, xuất huyết đường tiêu hóa và nội tạng. Xuất huyết nặng có thể dẫn đến đông máu rải rác lòng mạch.
  • Xuất huyết nặng cũng có thể xảy ra ở người bệnh dùng các thuốc như aspirin, ibuprofen để hạ sốt hoặc dùng corticoid, tiền sử loét dạ dày, tá tràng, viêm gan mạn.
  • Suy tạng nặng
  • Suy gan cấp, men gan AST, ALT ≥ 1000 U/L.
  • Suy thận cấp: Thiểu niệu, vô niệu (không có nước tiểu), ure, creatinin tăng cao.
  • Rối loạn tri giác (sốt xuất huyết thể não).
  • Viêm cơ tim, suy tim.

6. Những dấu hiệu cảnh báo nguy hiểm của bệnh sốt xuất huyết cần gặp bác sĩ ngay

Các dấu hiệu cảnh báo thường xuất hiện từ ngày thứ ba của bệnh, nếu có bất kỳ một trong những dấu hiệu sau đây người bệnh cần đến ngay các cơ sở y tế để được điều trị tích cực:

  • Vật vã, lừ đừ, li bì, da lạnh, vã mồ hôi, tím tái

Trẻ sốt li bì từ ngày thứ ba cần đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế gần nhất

Trẻ sốt li bì từ ngày thứ ba cần đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế gần nhất

  • Đau bụng vùng gan hoặc ấn đau vùng gan: Đau bụng vùng hạ sườn phải hoặc vùng thượng vị.
  • Nôn nhiều
  • Xuất huyết niêm mạc: chảy máu cam, đái ra máu, nôn ra máu, ra máu âm đạo bất thường, rong kinh...
  • Tiểu ít
  • Xét nghiệm máu:
    • Hematocrit tăng cao.
    • Tiểu cầu giảm nhanh chóng.

Nếu người bệnh có những dấu hiệu cảnh báo trên phải được theo dõi tại bệnh viện.

  • Sốt xuất huyết trên các bệnh nhân có bệnh lý mạn tính như suy gan, suy thân, tăng huyết áp, đái tháo đường, phụ nữ có thai, trẻ em... cần được theo dõi sát.

7. Những điều cần chú ý khi điều trị sốt xuất huyết tại nhà

Phần lớn bệnh nhân sốt xuất huyết Dengue đều được điều trị ngoại trú và theo dõi tại y tế cơ sở. Do vậy người bệnh cần chú ý những điều sau:

  • Sốt xuất huyết chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, chủ yếu là điều trị triệu chứng, người bệnh cần tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ, tự theo dõi sát tại nhà, đến bệnh viện làm xét nghiệm theo hẹn.
  • Nếu sốt cao ≥ 39 độ C, uống thuốc hạ sốt, nới lỏng quần áo và lau mát bằng nước ấm. Thuốc hạ sốt chỉ được dùng là paracetamol đơn chất, liều dùng từ 10 - 15 mg/kg cân nặng/lần (ví dụ một người 50kg có thể uống 1 viên paracetamol 500mg/lần), mỗi lần uống cách nhau mỗi 4-6 giờ. Tổng liều paracetamol không quá 60mg/kg cân nặng/24h (một người 50kg không uống quá 3000mg/ngày)
  • Tuyệt đối không dùng aspirin (acetyl salicylic acid), analgin, ibuprofen để điều trị vì có thể gây xuất huyết, toan máu.
  • Bù dịch bằng cách uống oresol (pha đúng theo hướng dẫn), nước cam, nước chanh...

Bệnh nhân bị sốt xuyết huyết nên nằm trong màn, phòng tránh muỗi đốt làm lây lan dịch bệnh

Bệnh nhân bị sốt xuyết huyết nên nằm trong màn, phòng tránh muỗi đốt làm lây lan dịch bệnh

  • Nằm màn để tránh bị muỗi đốt làm lây lan dịch bệnh.
  • Nếu có bất kỳ dấu hiệu cảnh báo (như đã nêu trên) cần đến bệnh viện ngay.

Sốt xuất huyết là một bệnh truyền nhiễm lây lan nhanh, bệnh có thể có các biến chứng nguy hiểm, người bệnh cần tuân thủ theo hướng dẫn điều trị của thầy thuốc. Cách phòng bệnh tốt nhất là tích cực diệt muỗi, loăng quăng, bọ gậy và phòng tránh bị muỗi đốt.

Nguồn: Vinmec



Tin tức liên quan

NGUY HIỂM THỰC PHẨM CHỨC NĂNG GIẢ, THUỐC GIẢ TRÀN LAN CHỢ MẠNG
NGUY HIỂM THỰC PHẨM CHỨC NĂNG GIẢ, THUỐC GIẢ TRÀN LAN CHỢ MẠNG

1428 Lượt xem

Không chỉ thức ăn bị làm giả mà hiện nay thuốc chữa bệnh, thực phẩm chức năng cũng được làm giả khá tinh vi và rao bán tràn lan. Các đối tượng bất chấp dùng mọi chiêu thức để quảng cáo các sản phẩm giả này đến tay người tiêu dùng qua mạng xã hội. Để ngăn chặn tình trạng này, bên cạnh nỗ lực của cơ quan chức năng thì phụ thuộc rất nhiều vào chính người tiêu dùng, bởi “có cầu, ắt có cung” và nếu người mua không đúng sản phẩm và địa chỉ uy tín thì tình trạng này vẫn sẽ tiếp diễn.
CÓ HAY KHÔNG, GIỚI HẠN CỦA TRÍ NHỚ?
CÓ HAY KHÔNG, GIỚI HẠN CỦA TRÍ NHỚ?

756 Lượt xem

Khác với chiếc máy ảnh kỹ thuật số, khi thẻ nhớ đã đầy không thể chụp thêm được ảnh nào nữa, bộ não của chúng ta dường như không có giới hạn. Các nhà thần kinh học từ lâu đã tìm hiểu năng lực trí nhớ của não người và nhận ra rằng: dung lượng bộ nhớ của con người là không hề có giới hạn.
TẠM NGƯNG DÙNG MẠNG XÃ HỘI, NÃO BỘ BẠN CÓ ĐƯỢC NHỮNG LỢI ÍCH GÌ?
TẠM NGƯNG DÙNG MẠNG XÃ HỘI, NÃO BỘ BẠN CÓ ĐƯỢC NHỮNG LỢI ÍCH GÌ?

827 Lượt xem

Thật khó tưởng tượng một cuộc sống trong thế giới hiện đại mà thiếu vắng đi các nền tảng mạng xã hội, nhất là với thế hệ trẻ. Bên cạnh sự hấp dẫn và các lợi ích to lớn mà mạng xã hội đem lại, song song chính là những ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe tinh thần, não bộ của người dùng. Làm sao để bạn có thể cân bằng được chúng? Câu trả lời dường như rất khó nhưng cũng dường như rất dễ dàng để có thể thực hiện.
THỰC PHẨM CÓ THỂ LĂM TĂNG NGUY CƠ MẮC ALZHEIMER
THỰC PHẨM CÓ THỂ LĂM TĂNG NGUY CƠ MẮC ALZHEIMER

415 Lượt xem

Không hẳn do số lượng các thực phẩm "không lành mạnh" làm tăng nguy cơ sa sút trí tuệ cho bạn, mà chính sự vắng mặt của các thực phẩm tốt cho sức khỏe mới là vấn đề. Và không chỉ đơn giản bạn ăn cái gì, mà việc bạn kết hợp các món ăn như thế nào cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc Alzheimer và các loại sa sút trí tuệ khác.
10 THỰC PHẨM CHỨA NHIỀU VITAMIN C KHÔNG NÊN BỎ QUA
10 THỰC PHẨM CHỨA NHIỀU VITAMIN C KHÔNG NÊN BỎ QUA

545 Lượt xem

Ăn trái cây, hoa quả và rau là cách tự nhiên tốt nhất để có được đủ Vitamin C. Có rất nhiều loại thực phẩm giàu Vitamin C mà chúng ta có thể tiêu thụ mỗi ngày và dưới đây là danh sách của 10 ứng cử viên hàng đầu.
MƯỚP ĐẮNG THẦN DƯỢC NGỪA BỆNH UNG THƯ VÀ CHỮA TIỂU ĐƯỜNG
MƯỚP ĐẮNG THẦN DƯỢC NGỪA BỆNH UNG THƯ VÀ CHỮA TIỂU ĐƯỜNG

1347 Lượt xem

Mướp đắng vốn đã rất quen thuộc với người Việt Nam ở cả vai trò món ăn hay thuốc dân gian. Nhưng với y học hiện đại, mướp đắng được ví như thần dược khi có thể tiêu diệt tế bào ung thư, ngăn ngừa tiểu đường và tăng cường hệ miễn dịch của bạn!
NGƯỜI BỆNH ALZHEIMER CÓ NÊN TẬP THỂ DỤC?
NGƯỜI BỆNH ALZHEIMER CÓ NÊN TẬP THỂ DỤC?

583 Lượt xem

Thực hiện lối sống năng động sẽ tốt cho tất cả mọi người, kể cả những người bị bệnh Alzheimer. Mặc dù tập thể dục không chữa khỏi bệnh nhưng nó có thể cải thiện tâm trạng, sự tự tin và lòng tự trọng, đồng thời giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim, một số dạng ung thư và các bệnh lý khác. Hãy cùng xem các bài tập thể dục phù hợp với người bị bệnh Alzheimer.
CÁC PHƯƠNG PHÁP ĂN CHAY PHỔ BIẾN
CÁC PHƯƠNG PHÁP ĂN CHAY PHỔ BIẾN

480 Lượt xem

Với mỗi phương pháp ăn chay sẽ có cách thức và chế độ ăn khác nhau, tuy nhiên đều mang đến những lợi ích về sức khỏe và tinh thần cho người. Bởi thế, các phương pháp ăn chay đang là xu hướng tiếp cận trong thực đơn mỗi ngày của nhiều bạn. 
TÓC XƠ YẾU, GÃY RỤNG UỐNG L-CYSTINE CÓ CẢI THIỆN KHÔNG?
TÓC XƠ YẾU, GÃY RỤNG UỐNG L-CYSTINE CÓ CẢI THIỆN KHÔNG?

465 Lượt xem

Tóc xơ yếu, gãy rụng ảnh hưởng đến nhiều khía cạnh về sức khỏe và chất lượng cuộc sống của chúng ta. Bởi thế, chúng ta cần biết được nguyên nhân tóc xơ yếu, gãy rụng là do đâu và làm như thế nào để bảo tóc tránh khỏi tình trạng này. 
SUY GIẢM TRÍ NHỚ Ở NGƯỜI MẮC ALZHEIMER
SUY GIẢM TRÍ NHỚ Ở NGƯỜI MẮC ALZHEIMER

366 Lượt xem

Suy giảm trí nhớ là một trong những vấn đề sức khỏe thường gặp ở người cao tuổi. Tuy nhiên, liệu suy giảm trí nhớ này có phải là triệu chứng của bệnh Alzheimer hay không, đây là câu hỏi được nhiều người quan tâm.

Sản phẩm liên quan


Bình luận
  • Đánh giá của bạn
Đã thêm vào giỏ hàng