SỐNG CÙNG ĐẠI DỊCH, BẠN CÓ THỂ LÀM NHỮNG GÌ ĐỂ BẢO VỆ BẢN THÂN VÀ GIA ĐÌNH?

Kể từ lần đầu tiên xuất hiện vào tháng 12 năm 2019 cho đến nay, đại dịch COVID-19 do chủng virus corona mới (SARS-CoV-2) gây ra vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại. Sống giữa trận đại dịch toàn cầu đang ngày càng diễn biến phức tạp, rất khó để làm giảm nguy cơ lây nhiễm trong cộng đồng xuống con số 0, bạn có thể làm những gì để bảo vệ bản thân cùng gia đình mình?

Tiêm vaccin là cách bảo vệ tốt nhất để phòng bệnh COVID-19

Không có cách phòng bệnh nào tuyệt đối 100% nhưng vaccin là cách bảo vệ tốt nhất để phòng COVID-19. Nhiều dữ liệu gần đây cho thấy những người trưởng thành chưa được tiêm ngừa vaccin có khả năng cho ra kết quả xét nghiệm dương tính COVID-19 cao hơn gấp 6 lần và có nguy cơ tử vong do COVID-19 cao hơn gấp 11 lần so với người đã được tiêm chủng.

Những người được tiêm ngừa vaccin tuy vẫn có khả năng lây lan virus sang người khác khi bị nhiễm bệnh nhưng sẽ có ít nguy cơ bị lây nhiễm hơn. Vaccin phòng COVID-19 cũng giúp trẻ em và người lớn giảm tỷ lệ nhập viện và bệnh diễn biến nặng. Chính vì thế, nhiều chuyên gia khuyến cáo tiêm vaccin là hành động quan trọng nhất mà mọi người cần thực hiện ngay bây giờ để bảo vệ bản thân và những người khác.

Tiêm phòng vaccin đầy đủ là cách bảo vệ tốt nhất để phòng bệnh COVID-19

Tiêm phòng vaccin đầy đủ là cách bảo vệ tốt nhất để phòng bệnh COVID-19 (Nguồn ảnh: Freepik)

Đeo khẩu trang là điều không thể nào thiếu

Đeo khẩu trang đúng cách khi ra ngoài, ở những nơi công cộng hoặc cơ quan làm việc, hội họp, v.v… đã trở thành một điều vô cùng cần thiết để hạn chế sự lây lan của dịch bệnh. Nhất là khi bạn vẫn chưa được tiêm phòng đầy đủ, thì biện pháp phòng ngừa này lại cần kíp hơn nữa để bảo vệ cho bản thân và những người khác.

Cần lưu ý rằng COVID-19 là bệnh chủ yếu lây trực tiếp từ người sang người qua đường hô hấp (dưới dạng giọt bắn) nên một số loại khẩu trang theo quy định của ngành y tế sẽ cung cấp khả năng bảo vệ chống lại sự lây nhiễm của virus tốt hơn những loại khẩu trang bình thường khác.

Đeo khẩu trang đúng cách giúp ngăn ngừa lây lan dịch bệnh

Đeo khẩu trang đúng cách giúp ngăn ngừa lây lan dịch bệnh (Nguồn ảnh: Freepik)

Rửa tay thường xuyên

Bạn có thể rửa tay bằng xà phòng và nước trong ít nhất 20 giây, đặc biệt là vào những thời điểm quan trọng này:

  • Trước khi ăn hoặc chế biến thức ăn.
  • Trước khi chạm tay lên mặt mình.
  • Sau khi sử dụng nhà vệ sinh.
  • Sau khi rời khỏi một nơi công cộng.
  • Sau khi xì mũi, ho hoặc hắt hơi.
  • Sau khi xử lý khẩu trang của bạn.
  • Sau khi thay tã.
  • Sau khi chăm sóc ai đó bị ốm.
  • Sau khi chạm vào động vật hoặc vật nuôi.

Nếu không có sẵn xà phòng và nước, bạn có thể sử dụng chất khử trùng tay có ít nhất 60% cồn. Tránh đưa tay chưa rửa chạm vào mắt, mũi và miệng của mình.

Hãy rửa tay thường xuyên để loại bỏ virus bám trên tay

Hãy rửa tay thường xuyên để loại bỏ virus bám trên tay (Nguồn ảnh: Freepik)

Tránh nơi đông người, giữ khoảng cách an toàn khi tiếp xúc

Các hoạt động tụ tập đông người cần phải hạn chế để giảm thiểu nguy cơ lây lan dịch bệnh. Trong trường hợp bạn bắt buộc phải tiếp xúc với người khác, hãy giữ khoảng cách an toàn (tối thiểu 2 mét) và luôn luôn mang khẩu trang. Cần lưu ý rằng những người nhiễm bệnh dù không có triệu chứng vẫn có khả năng cao lây lan virus cho người khác. Nên cân nhắc các yếu tố rủi ro cá nhân, đừng sợ hoặc cảm thấy có lỗi khi bạn phải từ chối bất kỳ cuộc gặp mặt, hội họp nào đó mà mình cảm thấy lo lắng về nguy cơ nhiễm bệnh.

Theo dõi sức khỏe hàng ngày, xét nghiệm nhanh định kỳ để ngăn ngừa lây lan dịch bệnh

Hãy cảnh giác nếu bạn có những triệu chứng như: Sốt, ho, khó thở hoặc các triệu chứng khác của COVID-19.
Đo thân nhiệt của mình khi các triệu chứng trên tiến triển hơn. (Lưu ý không nên đo thân nhiệt trong vòng 30 phút sau khi tập thể dục hoặc sau khi dùng thuốc hạ sốt như paracetamol).
Việc theo dõi các triệu chứng này lại càng đặc biệt quan trọng nếu bạn đang làm việc tại một môi trường khó giữ khoảng cách an toàn tối thiểu 2 mét với những người khác. Thực hiện xét nghiệm nhanh định kỳ cũng giúp bạn nhanh chóng nhận biết được bản thân có đang bị nhiễm bệnh hay không, để có thể tự cách ly ngay và thông báo cho những người bạn đã tiếp xúc gần để ngăn chặn lây lan dịch bệnh.

Cần lưu ý rằng nếu kết quả xét nghiệm âm tính cũng không có nghĩa bạn không bị nhiễm bệnh. Hãy xét nghiệm lặp lại với ít nhất 24 giờ giữa mỗi lần để tăng độ nhạy và độ đặc hiệu của kết quả, dẫn đến khả năng âm tính giả thấp. Nên cân nhắc xét nghiệm nhanh trước khi bạn gặp mặt hoặc hội họp với ai đó mà không phải người thân trong gia đình mình.

Xét nghiệm nhanh định kỳ giúp bạn phát hiện sớm tình trạng nhiễm bệnh

Xét nghiệm nhanh định kỳ giúp bạn phát hiện sớm tình trạng nhiễm bệnh (Nguồn ảnh: Freepik)

Dọn dẹp nhà cửa, đảm bảo thông gió

Dọn dẹp nhà cửa bằng các chất tẩy rửa gia dụng để làm giảm nguy cơ nhiễm trùng từ các bề mặt. Trong phần lớn các trường hợp thì chỉ cần lau chùi sạch sẽ là có thể loại bỏ hầu hết virus bám trên bề mặt. Việc khử trùng để làm giảm lây nhiễm COVID-19 tại nhà có thể không cần thiết trừ khi có người trong nhà bạn bị bệnh hoặc người nào đó dương tính với COVID-19 đã ở nhà bạn trong vòng 24 giờ qua.

Cần tập trung vào các bề mặt thường được chạm tay vào nhiều như tay nắm cửa, mặt bàn, công tắc điện, v.v… Sử dụng chất tẩy rửa phù hợp với từng loại bề mặt, luôn làm theo hướng dẫn trên nhãn của sản phẩm để đảm bảo sử dụng an toàn và hiệu quả.

Ngoài ra cần đảm bảo thông gió đầy đủ để mang không khí trong lành vào nhà nhiều nhất có thể. Bạn có thể mở cửa sổ, mở cửa ra vào hoặc mở quạt để không khí trong lành di chuyển vào trong nhà nhiều hơn. Trường hợp mở cửa sổ hay cửa ra vào không an toàn cho bạn và người thân trong gia đình, bạn có thể sử dụng máy lọc không khí hoặc quạt thông gió ở nhà bếp và phòng tắm.

Dọn dẹp, lau chùi để giảm thiểu nguy cơ nhiễm bệnh từ các bề mặt

Dọn dẹp, lau chùi để giảm thiểu nguy cơ nhiễm bệnh từ các bề mặt (Nguồn ảnh: Freepik)

Bổ sung đầy đủ chất, quan tâm đến sức khỏe tinh thần của bản thân

Để tăng cường sức đề kháng, bạn cần đảm bảo ăn uống đủ bữa, bổ sung đầy đủ chất cần thiết để nâng cao hệ miễn dịch. Bổ sung vitamin C là rất cần thiết, cùng các loại vitamin và khoáng chất khác từ rau xanh và trái cây. Bạn cũng cần phải cung cấp đủ nước, đặc biệt tuân thủ ăn chín uống sôi để giữ cơ thể khỏe mạnh trong mùa dịch.

Ngoài tăng cường sức khỏe thể chất, bạn cũng cần phải quan tâm đến sức khỏe tinh thần. Nếu bạn cảm thấy mệt mỏi, lo lắng, dễ kích động, cáu giận hoặc các trạng thái tinh thần tiêu cực khác làm bản thân bị stress thì bạn cần biết, tất cả những phản ứng này rất phổ biến trong tình hình dịch bệnh căng thẳng hiện nay. Hãy đảm bảo rằng bạn ngủ đủ giấc, có thời gian để nghỉ ngơi và thư giãn, giữ đầu óc và tâm trí mình thoải mái, các bài tập yoga hoặc ngồi thiền có thể giúp ích cho bạn trong những tình huống này.

Ăn uống lành mạnh và đầy đủ chất giúp bạn tăng cường sức khỏe

Ăn uống lành mạnh và đầy đủ chất giúp bạn tăng cường sức khỏe (Nguồn ảnh: Freepik)

Khi gia đình bạn có người bị suy giảm miễn dịch, cần thực hiện biện pháp phòng ngừa bổ sung

Nếu trong gia đình có thành viên là người bị suy giảm miễn dịch, bạn nên đặc biệt quan tâm và lưu ý. Những người bị suy giảm miễn dịch dù được tiêm phòng vaccin đầy đủ vẫn có thể không tạo ra phản ứng miễn dịch mạnh (do thường có mức kháng thể thấp hoặc ít hơn từ 40% đến 50% so với người bình thường), vì thế họ sẽ dễ bị tổn thương bởi COVID-19 nhiều hơn khi bị nhiễm bệnh.

Đeo khẩu trang kín đáo vừa vặn, giữ khoảng cách an toàn tối thiểu và tránh tụ tập ở nơi đông người là những biện pháp vô cùng cần thiết cho nhóm người có nguy cơ cao này. Cần cân nhắc việc mang khẩu trang nếu bạn có tiếp xúc và ở chung nhà với họ, nhất là khi bạn thường xuyên phải ra ngoài và tiếp xúc với những người khác để giảm thiểu tốt nhất có thể nguy cơ lan truyền dịch bệnh cho nhóm người này.

Ngoài các biện pháp trên, bạn cũng nên cập nhật tin tức về dịch bệnh một cách thường xuyên trên các nguồn thông tin đáng tin cậy. Không biện pháp đơn lẻ nào có thể bảo vệ bạn hoàn toàn khỏi COVID-19, tiêm vaccin cũng chỉ là biện pháp hỗ trợ sinh học, việc thực hiện nghiêm túc 5K và kết hợp đầy đủ các biện pháp phòng ngừa dịch bệnh khác mới là biện pháp tốt nhất để bảo vệ sức khỏe cho bản thân cùng gia đình bạn.

Cùng chung tay bảo vệ bản thân và gia đình bạn khỏi COVID-19

Cùng chung tay bảo vệ bản thân và gia đình bạn khỏi COVID-19 (Nguồn ảnh: Freepik)

Nguồn thông tin: Bộ Y tế, CDC, FDA và Unicef.



Tin tức liên quan

NGỦ QUÁ NHIỀU CÓ THỂ GÂY ĐAU ĐẦU?
NGỦ QUÁ NHIỀU CÓ THỂ GÂY ĐAU ĐẦU?

677 Lượt xem

Đau nhức đầu, đặc biệt là những cơn đau đầu không rõ nguyên nhân ập đến sau khi vừa mới thức dậy, khiến cho bạn cảm thấy vô cùng khó chịu. Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng, việc ngủ quá nhiều chính là một trong những tác nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng đau đầu. Vậy trong trường hợp này nên làm gì để giảm đau đầu?

CÁC THỰC PHẨM CHAY GIÚP LÀM ĐẸP DA
CÁC THỰC PHẨM CHAY GIÚP LÀM ĐẸP DA

632 Lượt xem

Hầu hết các vitamin, khoáng chất và axit béo thiết yếu, chất chống oxy hóa,...được tìm thấy trong thực vật nhiều hơn là ở động vật. Những dưỡng chất này không chỉ giúp ngăn ngừa một số bệnh liên quan đến tim mạch, tiểu đường, ung thư,...mà còn giúp giảm cân và làm đẹp da. Đây được xem là một xu hướng thịnh hành khi ngày càng có nhiều người quan tâm hơn đến việc làm đẹp từ tự nhiên, hạn chế sử dụng chất hóa học hay các sản phẩm chăm sóc da từ động vật vì lý do đạo đức, tôn giáo.

VIÊN UỐNG BỔ NÃO PT GINKGO – TĂNG CƯỜNG LƯU THÔNG MÁU NÃO
VIÊN UỐNG BỔ NÃO PT GINKGO – TĂNG CƯỜNG LƯU THÔNG MÁU NÃO

232 Lượt xem

Lượng máu lên não giảm dẫn đến các triệu chứng thường gặp như đau đầu, mệt mỏi, chóng mặt, kém chú ý hay thậm chí suy giảm trí nhớ. Tùy vào mức độ mắc phải mà sẽ có biện pháp giúp bạn khắc phục tình trạng này và viên uống bổ não PT GINKGO – giúp tăng cường lưu thông máu não là một trong các biện pháp đó.

TEO NÃO VÀ SUY GIẢM TRÍ NHỚ, MỐI LIÊN QUAN LÀ GÌ?
TEO NÃO VÀ SUY GIẢM TRÍ NHỚ, MỐI LIÊN QUAN LÀ GÌ?

894 Lượt xem

Teo não là sự suy giảm số lượng tế bào não hoặc mất khả năng kết nối giữa các tế bào não. Những người bị teo não thường diễn tiến tới suy giảm chức năng nhận thức cũng như suy giảm trí nhớ, tùy thuộc vào vùng teo não là khu trú hay toàn bộ. Cho dù do loại nào, teo não và suy giảm trí nhớ là hậu quả của quá trình lão hóa tự nhiên.

6 BÍ QUYẾT ĐỂ NGƯỜI BỆNH TIỂU ĐƯỜNG CÓ THỂ TẬN HƯỞNG CUỘC SỐNG
6 BÍ QUYẾT ĐỂ NGƯỜI BỆNH TIỂU ĐƯỜNG CÓ THỂ TẬN HƯỞNG CUỘC SỐNG

1015 Lượt xem

Sống với căn bệnh tiểu đường tuýp 2 có thể làm người bệnh cảm thấy nặng nề, đơn độc với những cuộc hẹn cùng bác sĩ, phải theo dõi lượng đường và lo lắng về khả năng bệnh trở nên phức tạp hơn.Thế nhưng, vẫn có những cách có thể giúp người bệnh thư giãn, sống hòa nhập và thậm chí nuông chiều bản thân. Những việc như thế không chỉ giúp bạn cảm thấy hạnh phúc hơn mà còn khỏe mạnh hơn.

NHỮNG NGƯỜI CÓ NGUY CƠ MẮC BỆNH TIỂU ĐƯỜNG
NHỮNG NGƯỜI CÓ NGUY CƠ MẮC BỆNH TIỂU ĐƯỜNG

25525 Lượt xem

Bệnh tiểu đường có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm cho người bệnh. Tuy nhiên, tiểu đường có thể được kiểm soát và ngăn ngừa bằng cách duy trì một chế độ ăn uống lành mạnh, tập thể dục thường xuyên cũng như biết được mình có thuộc nhóm có nguy cơ mắc tiểu đường hay không để có thể phát hiện và điều trị kịp thời.

CÁC BIẾN CHỨNG NGUY HIỂM CỦA ĐAU MẮT ĐỎ
CÁC BIẾN CHỨNG NGUY HIỂM CỦA ĐAU MẮT ĐỎ

530 Lượt xem

Biến chứng của đau mắt đỏ còn phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra bệnh. Bên cạnh đó, nếu không được điều trị kịp thời cũng như bệnh nhân tự điều trị mà không đúng sẽ ảnh hưởng đến thị lực, dẫn đến những biến chứng nguy hiểm của đau mắt đỏ. 

TRI ÂN CHÂN THÀNH ĐẾN QUÝ KHÁCH HÀNG TRONG NĂM VỪA QUA
TRI ÂN CHÂN THÀNH ĐẾN QUÝ KHÁCH HÀNG TRONG NĂM VỪA QUA

557 Lượt xem

Dược phẩm Phúc Tường xin gửi lời tri ân và biết ơn chân thành nhất đến sự tin tưởng và ủng hộ của toàn thể quý khách hàng trong năm vừa qua

CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ BỆNH CAO HUYẾT ÁP Ở NGƯỜI TRẺ
CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ BỆNH CAO HUYẾT ÁP Ở NGƯỜI TRẺ

469 Lượt xem

Tăng huyết áp từng được coi là bệnh của người già, tuy nhiên, thời gian gần đây số bệnh nhân tăng huyết áp trẻ tuổi từ 20 đến 65 tuổi ngày càng gia tăng. Theo thống kê, tỷ lệ mắc bệnh cao huyết áp ở độ tuổi dưới 35 đang rơi vào khoảng 5 – 12%

PHÂN BIỆT ĂN CHAY, ĂN THUẦN CHAY VÀ ĂN CHAY TRƯỜNG
PHÂN BIỆT ĂN CHAY, ĂN THUẦN CHAY VÀ ĂN CHAY TRƯỜNG

9617 Lượt xem

Trong thời đại ngày nay, khi mà các bệnh liên quan đến béo phì như tim mạch, tiểu đường type II, cao huyết áp và ung thư không thể kiểm soát được cũng như các đợt dịch COVID-19 vừa qua thì ngày càng có nhiều người nghiêng về chế độ ăn uống với các sản phẩm có nguồn gốc từ thực vật nhiều hơn. 

Sản phẩm liên quan


Bình luận
  • Đánh giá của bạn
Đã thêm vào giỏ hàng