ĂN CHAY TRONG THAI KỲ VÀ KHI NUÔI CON CÓ TỐT CHO SỨC KHOẺ KHÔNG?
Một chế độ ăn uống điều độ, bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng, kiểm soát tốt cân nặng và giữ gìn sức khỏe tốt là những yếu tố cần thiết cho một môi trường phát triển lý tưởng của thai nhi. Do đó, nhiều bà mẹ khi đang duy trì chế độ ăn chay thường sẽ lo lắng về việc không đảm bảo đủ dinh dưỡng nếu ăn chay – một chế độ ăn hạn chế hay thậm chí là loại bỏ hoàn toàn thực phẩm từ động vật, chỉ tiêu thụ các sản phẩm từ thực vật.
Vậy mẹ bầu có nên duy trì chế độ ăn chay và nếu có thì nên ăn chay như thế nào để mẹ lẫn bé đều khỏe mạnh? Hãy cùng Phúc Tường tìm hiểu ngay sau đây nhé!
Mẹ bầu có nên ăn chay?
Thực phẩm chay có thể là một phần tốt trong chế độ ăn uống của mẹ bầu. Tuy nhiên, chế độ ăn này cần được lưu ý và thiết kế cẩn thận để đảm bảo cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho cả mẹ và bé.
Ăn chay khi mang thai có thể mang lại một số lợi ích về sức khỏe cho mẹ và bé:
- Giảm tình trạng thừa cân mất kiểm soát: ăn chay đúng cách có thể sẽ giúp bạn kiểm soát tăng cân trong quá trình mang thai và giảm nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường thai kỳ cùng với bệnh cao huyết áp.
- Giảm nguy có mắc bệnh: thực phẩm chay có nguồn gốc chủ yếu từ thực vật, giúp mẹ bầu tránh được nguy cơ tăng cholesterol xấu trong máu, giảm nguy có mắc các bệnh tim mạch. Việc tăng cường tiêu thụ nhiều rau quả và thực phẩm tự nhiên trong chế độ ăn có thể hỗ trợ tăng cường hệ miễn dịch, giảm viêm nhiễm và tạo điều kiện tốt hơn cho thai nhi phát triển.
- Giảm táo bón: chế độ ăn chay tiêu thụ nhiều rau và trái cây giúp cho hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn, giảm tình trạng tóa bón – một nỗi ám ảnh của nhiều mẹ bầu.
Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm trên, việc áp dụng chế độ ăn chay không đúng cách có thể dẫn đến thiếu dưỡng chất cần thiết như protein, vitamin B12, omega-3, canxi, sắt,...Đây là những dưỡng chất rất cần cho sự phát triển của thai nhi và cho một thai kỳ khỏe mạnh. Do đó, nếu bạn quyết định ăn chay khi mang thai, hãy tìm sự tư vấn từ bác sĩ hay chuyên gia dinh dưỡng để đảm bảo rằng chế độ ăn của bạn đáp ứng đủ dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển của bạn và thai nhi.
Mẹ bầu ăn chay như thế nào để khỏe mạnh?
Đảm bảo cung cấp đủ protein
Protein là thành phần quan trọng giúp xây dựng cơ bắp và tăng trưởng của thai nhi. Mẹ bầu ăn chay có thể chọn các nguồn thực phẩm không phải từ động vật giàu protein như đậu, các loại hạt, sữa thực vật (sữa đậu nành,...) để đảm bảo cung cấp đủ protein cho sự phát triển của thai nhi.
Bổ sung canxi
Canxi là yếu tố quan trọng cho sự phát triển của xương và răng của bé. Bạn có thể bổ sung canxi từ các loại thực phẩm từ thực vật giàu canxi như hạt điều, đậu phộng, hạt chia, rau xanh lá, ngũ cốc nguyên hạt,...hay thực phẩm bổ sung như Padeex PT, Omega Natal Plus, Dacal,...
Bổ sung chất béo omega-3
Chất béo omega-3 (DHA, EPA) rất quan trọng cho sự phát triển của não bộ và hệ thần kinh trung ương của thai nhi. Các nguồn omega-3 từ thực phẩm chay có thể kể đến là hạt chia, quả óc chó, dầu tía tô,...có thể được bổ sung vào chế độ ăn chay hàng ngày của bạn. Bên cạnh đó, một nguồn cung cấp omega-3 với sự kết hợp của nhiều loại vitamin và khoáng chất cần thiết với công thức dành riêng cho mẹ bầu là Omega Natal Plus cũng là một lựa chọn tốt để bổ sung omega-3 khi mang thai và cho con bú.
Omega Natal Plus chỉ 1 viên mỗi ngày đem đến trọn bộ lợi ích cho thai kỳ
Bổ sung sắt
Sắt cung cấp oxy cho cơ thể và phòng ngừa thiếu máu. Thiếu sắt có thể gây ra thiếu máu và mệt mỏi. Bạn nên chọn các nguồn thực phẩm chay giàu sắt như cà tím, hạt lựu, rau xanh lá, hạt điều,...hay từ nguồn thực phẩm bổ sung như Bloodfer2, Fezovit A/P,.để cung cấp sắt cho cơ thể.
Đảm bảo cung cấp đủ năng lượng
Mang thai là giai đoạn mà cơ thể bạn cần nhiều năng lượng hơn để duy trì sự phát triển của thai nhi và đáp ứng nhu cầu của cơ thể người mẹ.
Chú trọng vitamin B12
Vitamin B12 là một loại vi chất mà nguồn cung cấp chủ yếu từ động vật, do đó, khi chọn chế độ ăn chay, mẹ bầu cần bổ sung vitamin này thông qua các loại thực phẩm chức năng như Trivitamin 3B, Multi Vitamin B Ginseng, Omega Natal Plus,...để có một thai kỳ khỏe mạnh.
Đảm bảo uống đủ nước và có một chế độ ăn cân đối và đa dạng.
Tuổi thai và ăn chay
Mẹ bầu ăn chay khi mang thai nên ăn chay dựa trên tuổi thai chẳng hạn:
- Phụ nữ mang thai trong 2-4 tháng đầu thai kỳ bác sĩ có thể sẽ khuyên không nên ăn chay, nhưng nếu phải ăn chay thì mẹ bầu nên ăn gấp 2-3 lần theo tỷ lệ các bữa trong ngày.
- Trong thời kỳ 7-8 tháng, mẹ bầu có thể ăn chay bình thường vì lúc này thai nhi trong bụng đã có một cơ thể hoàn chỉnh nhưng mẹ bầu phải ăn bổ sung thay thế.
Trong tam cá nguyệt đầu tiên (trước 14 tuần tuổi thai)
Đây là thời gian hình thành các cơ quan của thai nhi. Trong giai đoạn này, nhiều người bị ốm nghén nên mẹ bầu cần tránh ăn các thực phẩm chay chiên rán nhiều dầu mỡ. Điều này sẽ khiến cho tình trạng ốm nghén trở nên tối tệ hơn và khiến cho bạn cảm thấy chán ăn kể cả trái cây, rau củ đôi khi còn gây đầy hơi dẫn đến tình trạng chướng bụng.
Trong tam các nguyệt thứ hai và thứ ba (sau 14 tuần trở đi)
Đây là thời điểm thai nhi đang phát triển. Do đó, khi không nhận đủ dưỡng chất, thai nhi sẽ sử dụng protein từ mẹ. Nhu cầu protein hàng ngày của mẹ bầu là 1-1,1 g/kg/ngày trong suốt thai kỳ. Chính vì thế, khi ăn chay, mẹ bầu nên tiêu thụ protein từ thực vật thay thế theo lượng protein nên tiếp nhận mỗi ngày để bé không bị chậm lớn hay nặng cân trong bụng mẹ. Đặc biệt, ở tuần thai kỳ 24-28, bạn nên tránh thực phẩm có nhiều đường vì ở giai đoạn này, thai phụ dễ kháng insulin dẫn đến tiểu đường thai kỳ nguy hiểm.
Việc áp dụng chế độ ăn chay khi mang thai sẽ không phải là vấn đề nếu bạn có một chế độ ăn khoa học, đúng cách. Hãy luôn thảo luận và theo dõi sự phát triển của bạn với bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng để đảm bảo rằng bạn có đủ các dưỡng chất cần thiết cho một hành trình mang thai khỏe mạnh.
Tài liệu tham khảo: vinmec, zhihu
Xem thêm