8 CÁCH KHẮC PHỤC SƯƠNG MÙ NÃO, GIẢM TRÍ NHỚ HẬU COVID-19

Một trong những triệu chứng thần kinh phổ biến nhất được ghi nhận ở hậu COVID là sương mù não, giảm trí nhớ. Vậy tại sao bạn lại bị sương mù não, giảm trí nhớ và nên khắc phục làm sao? Tất cả có trong bài viết dưới đây.

Một số nghiên cứu cho thấy có tới 60-80% bệnh nhân gặp phải các vấn đề giảm trí nhớ và suy nghĩ chậm chạp sau mắc COVID và tình trạng này có thể kéo dài.

Một số bệnh nhân mô tả "sương mù não" khiến họ cảm thấy đầu óc mụ mẫm trong suy nghĩ, như thể một làn sương mù không thể xuyên thủng ngăn chặn khả năng tiếp cận suy nghĩ.

Những bất thường do sương mù não có thể ảnh hưởng đến trí nhớ, kỹ năng thị giác và không gian, chức năng điều hành và khả năng xử lý thông tin. Khi các chức năng thiết yếu của não không hoạt động bình thường, bạn sẽ khó hiểu, khó tập trung và thậm chí khó ghi nhớ những điều đơn giản.

Những bất thường của sương mù não có thể ảnh hưởng đến trí nhớ (Ảnh minh họa: Pexels)

Về cơ bản, khi sương mù não xảy ra, não của bạn không phục vụ tốt những yêu cầu như bạn mong đợi. Hiện tượng sương mù não thường xảy ra cùng với các triệu chứng COVID kéo dài khác như mệt mỏi, hụt hơi, khó thở, chất lượng giấc ngủ kém...

Cơ chế COVID-19 gây ra sương mù não, giảm trí nhớ

Do tăng cytokine, tăng phản ứng viêm trong não quá mức cần thiết

Nhiều nghiên cứu cho thấy mức độ tăng của các cytokine gây viêm khu trú trong não trong nhiều tuần sau khi nhiễm COVID-19. Nói một cách dễ hiểu, cytokine là các phân tử được tạo ra bởi hệ thống miễn dịch có liên quan đến việc chống lại nhiễm virus SARS-CoV-2. Tuy nhiên, phản ứng viêm quá mức và không kiểm soát được ở trong não sẽ cản trở sự truyền dẫn giữa các tế bào thần kinh và có thể góp phần gây ra sương mù não.

Do tình trạng thiếu oxy não trong quá trình mắc COVID

Những nghiên cứu dựa trên hình ảnh đầu tiên về tổn thương thần kinh ở bệnh nhân COVID-19 đã phát hiện ra những rối loạn chuyển hóa giống nhau ở cả não của bệnh nhân COVID và những người bị thiếu oxy kéo dài. Lưu lượng máu đến não bị hạn chế và thiếu oxy não kéo dài trong quá trình mắc COVID làm gián đoạn kết nối giữa các tế bào thần kinh, gây cản trở sự phân phối oxy và năng lượng đến các vùng não cần thiết.

Cơ chế vừa nêu được gọi là rối loạn chức năng khớp nối thần kinh và là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra các triệu chứng sương mù não COVID-19 sau khi virus đã biến mất.

Tình trạng thiếu oxy não cũng có thể gây giảm trí nhớ sau COVID-19 (Ảnh minh họa: Pexels)

Do rối loạn chức năng của hệ thống thần kinh tự chủ

Ở một người khỏe mạnh, hệ thống thần kinh tự chủ thường xuyên gửi thông điệp từ não đến tim, ruột, dạ dày và các cơ quan khác để điều chỉnh tăng hoặc giảm hoạt động. Điều này được thực hiện với sự trợ giúp của hệ thần kinh giao cảm và hệ thần kinh phó giao cảm.

Tuy nhiên, ở những bệnh nhân sau COVID, hệ thần kinh giao cảm và phó giao cảm thường hoạt động không ổn định, vì vậy khó điều chỉnh cơ thể thích nghi với từng tình huống phát sinh.

Do rối loạn các cơ quan khác ảnh hưởng lên hoạt động của não

Cuối cùng, một số bệnh nhân có thể bị sương mù não gián tiếp do hậu quả của rối loạn chức năng của các cơ quan khác trong cơ thể gây ra, như các rối loạn thị lực chẳng hạn. Ví dụ: nhìn mờ sau COVID do viêm kết mạc hoặc bệnh lý võng mạc, gây ra mệt mỏi cho não và cuối cùng có thể dẫn đến sương mù não, mệt mỏi, cảm giác choáng ngợp và nhiều hơn thế nữa.

Cách khắc phục chứng sương mù não, giảm trí nhớ hậu COVID

Sống chung với COVID có thể còn dài và còn nhiều thử thách phía trước, nhưng có một số điều bạn có thể làm tại nhà để giúp phục hồi chứng sương mù não, giảm trí nhớ:

1. Thực hành các bài tập thở

Thực tế, khi tư vấn, bác sĩ phát hiện ra nhiều bệnh nhân chỉ đơn giản là quên tập thở vì họ đang quá tập trung vào các việc khắc phục khác. Sau khi được tư vấn, nhiều bệnh nhân kiên trì tập thở và kết quả chứng sương mù não và giảm trí nhớ phục hồi một cách ngoạn mục.

Kiên trì tập thở có thể phục hồi suy giảm trí nhớ sau COVID-19 (Ảnh minh họa: Pexels)

Đơn giản, bạn cần thực hành sớm tập thở hàng ngày:

  • Ngồi thẳng lưng, một tay đặt lên bụng và tay kia đặt trên ngực;
  • Hít vào từ từ và sâu qua mũi và cảm nhận bụng bạn phình ra;
  • Rồi từ từ thở ra bằng miệng;
  • Lặp lại 5-6 lần trong ngày, mỗi lần làm trong 10-15 phút.

2. Nghỉ ngơi và ngủ đủ giấc hậu COVID

Một đêm ngủ không ngon sẽ không có tác động lớn, nhưng tình trạng thiếu ngủ tái diễn có thể khiến tình trạng sương mù não, giảm trí nhớ của bạn trở nên tồi tệ hơn. Nghỉ ngơi đầy đủ và cố gắng ngủ đủ giấc 7-8 giờ mỗi đêm là cách giúp giảm nhanh, hiệu quả chứng chứng sương mù não và giảm trí nhớ

3. Áp dụng một chế độ ăn uống tốt cho não

Một chế độ ăn uống thiếu cân bằng có thể khiến não của bạn khó tập trung. Chế độ ăn giàu đường, chất béo bão hòa hoặc nhiều calo có hại cho chức năng thần kinh, do làm tăng mức độ căng thẳng oxy hóa và cản trở các chức năng nhận thức.

Ngược lại, một số loại thực phẩm giàu chất dinh dưỡng thực sự có thể giúp não của bạn hoạt động trơn tru hơn, chẳng hạn bạn nên ưu tiên thực phẩm chứa nhiều axit béo omega-3 có trong cá, đậu và các loại hạt; đồng thời tránh caffeine, rượu và thực phẩm chế biến sẵn.

Chế đô ăn tốt cho não cũng có thể khắc phục suy giảm trí nhớ (Ảnh minh họa: Pexels)

4. Cung cấp đủ nước, chất lỏng cho cơ thể

Uống trung bình 8 ly (ly uống nước chứa 200ml) cho mỗi ngày. Tăng lượng chất lỏng cho cơ thể như nước ép trái cây, các loại súp, canh… hàng ngày. Giữ đủ nước là một trong những chìa khóa quan trọng giúp phục hồi các triệu chứng COVID kéo dài như mệt mỏi, hụt hơi khó thở… và bao gồm cả chứng sương mù não, giảm trí nhớ sau COVID.

5. Tăng cường vận động, đi bộ kèm hít thở sâu hàng ngày

Ngoài chứng sương mù não, giảm trí nhớ, bạn còn có các triệu chứng khác đi kèm như hụt hơi, khó thở, mệt mỏi… có thể sẽ gây khó khăn cho công việc hàng ngày của bạn. Tuy nhiên, ngay cả những bài tập thể dục nhẹ nhàng cũng có thể giúp ích cho quá trình hồi phục của bạn. Nếu bạn không thể chạy, thì hãy đi bộ, nhưng hãy cố gắng vận động thường xuyên. Đi bộ 30 phút mỗi ngày, đi bộ kèm hít thở sâu đều giúp tăng cường lưu lượng máu và cung cấp oxy cho não.

6. Sắp xếp thứ tự các công việc và chia nhỏ các công việc trong một ngày

Để khống chế mệt mỏi, giảm trí nhớ một cách hiệu quả, đừng vội vàng lao vào công việc và hãy thật từ từ. Nếu bạn đang có nhiều công việc, hãy cố gắng sắp xếp thứ tự ưu tiên cho những công việc quan trọng trong ngày vào lúc bạn cảm thấy tràn đầy năng lượng nhất. Cách chia nhỏ công việc có thể khiến bạn cảm thấy kiểm soát được, không cạn kiệt năng lượng, không cùn mòn trí nhớ và tư duy.

Để khống chế giảm trí nhớ hiệu quả, bạn nên sắp xếp và chia nhỏ thứ tự các công việc (Ảnh minh họa: Unsplash)

7. Kết nối với bạn bè và gia đình của bạn

Dù là gặp trực tiếp, qua điện thoại hay email, tăng cường liên lạc với bạn bè và gia đình. Kết nối với những người khác có thể làm cho bạn cảm thấy phấn chấn hơn và giữ cho bộ não của bạn hoạt động tốt hơn.

8. Gặp chuyên gia sức khỏe tâm trí

Cuối cùng, nếu bạn có bất kỳ triệu chứng tâm trạng nghiêm trọng nào, bạn nên gặp chuyên gia trị liệu hành vi nhận thức để được tư vấn và hướng dẫn thêm.

Bảo vệ trí nhớ bằng sự kết hợp của cao Ginkgo Biloba 120mg cùng Rutin, Magnesium oxid và các vitamin - PT GINKGO 120MG mang lại nhiều công dụng VƯỢT TRỘI cho SỨC KHỎE NÃO BỘ:

  • Giúp tăng cường lưu thông máu lên não, làm tăng tính bền thành mạch máu, giảm căng thẳng, tăng tập trung, cải thiện trí nhớ đặc biệt là suy giảm trí nhớ ở người già.
  • Giúp cải thiện hội chứng rối loạn tiền đình, đau nửa đầu.
  • Giúp tăng lượng máu đến não, cải thiện các hoạt động trí não, giảm tình trạng bị Alzheimer ở người cao tuổi.

PT GINKGO phù hợp với người làm việc trí óc căng thẳng, hay hoa mắt, chóng mặt mệt mỏi; và người cao tuổi bị suy giảm trí nhớ, hay quên.

Nguồn: suckhoedoisong



Tin tức liên quan

CÓ HAY KHÔNG, GIỚI HẠN CỦA TRÍ NHỚ?
CÓ HAY KHÔNG, GIỚI HẠN CỦA TRÍ NHỚ?

759 Lượt xem

Khác với chiếc máy ảnh kỹ thuật số, khi thẻ nhớ đã đầy không thể chụp thêm được ảnh nào nữa, bộ não của chúng ta dường như không có giới hạn. Các nhà thần kinh học từ lâu đã tìm hiểu năng lực trí nhớ của não người và nhận ra rằng: dung lượng bộ nhớ của con người là không hề có giới hạn.
CẬP NHẬT: TÌNH HÌNH DỊCH BỆNH HIỆN NAY TRÊN CẢ NƯỚC
CẬP NHẬT: TÌNH HÌNH DỊCH BỆNH HIỆN NAY TRÊN CẢ NƯỚC

568 Lượt xem

Tính từ 16h ngày 16/12 đến 16h ngày 17/12, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 15.236 ca nhiễm mới, trong đó 21 ca nhập cảnh và 15.215 ca ghi nhận trong nước (giảm 52 ca so với ngày trước đó) tại 59 tỉnh, thành phố (có 9.836 ca trong cộng đồng).
MÙA DỊCH CORONA, ĂN UỐNG THẾ NÀO ĐỂ PHÒNG BỆNH?
MÙA DỊCH CORONA, ĂN UỐNG THẾ NÀO ĐỂ PHÒNG BỆNH?

1116 Lượt xem

Để phòng và chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới vi rút corona (Covid-19), chúng ta cần thực hiện đầy đủ khuyến cáo của Bộ Y tế.
TẬT CẮN MÔI, CẮN MÓNG TAY: NHIỀU HƠN LÀ MỘT THÓI QUEN XẤU
TẬT CẮN MÔI, CẮN MÓNG TAY: NHIỀU HƠN LÀ MỘT THÓI QUEN XẤU

603 Lượt xem

Có thể nhiều khi bạn không nhận ra, bởi hành động vô thức như cắn môi hoặc cắn móng tay khi đang bận tâm suy nghĩ về một vấn đề gì đó. Nhiều người cho rằng đó là một thói quen xấu, hầu hết sẽ bỏ qua và xem như chuyện bình thường. Tuy nhiên, nếu chúng lặp đi lặp lại nhiều lần và gây tổn hại đáng kể đối với cơ thể, thì đã đến lúc bạn không thể xem chúng là thói quen xấu được nữa.
BIỂU HIỆN CỦA NGƯỜI BỊ THIẾU CANXI
BIỂU HIỆN CỦA NGƯỜI BỊ THIẾU CANXI

293 Lượt xem

Bổ sung đầy đủ canxi cho cơ thể có tầm quan trọng rất lớn vì nếu thiếu canxi, cơ thể sẽ phải sử dụng canxi từ các nguồn khác như xương và răng, làm giảm mật độ xương và gây ra các vấn đề khác như loãng xương. Lắng nghe cơ thể của bạn để hiểu được cơ thể có đang được bổ sung đầy đủ canxi không nhé!
NGƯỜI CAO TUỔI CÓ NÊN UỐNG BỔ SUNG CANXI?
NGƯỜI CAO TUỔI CÓ NÊN UỐNG BỔ SUNG CANXI?

2639 Lượt xem

Thông thường người cao tuổi cần uống 2-3 viên canxi mỗi ngày, nên uống sau khi ăn và phải uống thật nhiều nước.
BỆNH VI KHUẨN ĂN THỊT NGƯỜI WHITMORE GÂY RA BỞI BURKHOLDERIA PSEUDOMALLEI
BỆNH VI KHUẨN ĂN THỊT NGƯỜI WHITMORE GÂY RA BỞI BURKHOLDERIA PSEUDOMALLEI

213 Lượt xem

Vi khuẩn ăn thịt người là một thuật ngữ để chỉ các loại vi khuẩn gây ra tình trạng nhiễm trùng sâu từ da xuống màng cơ, diễn biến của căn bệnh xảy ra nhanh và nặng, tỷ lệ tử vong cao. Gần đây nhất là thông tin về một bệnh nhi 15 tuổi ở Thanh Hóa đã tử vong bởi một loại vi khuẩn ăn thịt người có tên là Burkholderia pseudomallei vào ngày 19-09-2023.
10 THỰC PHẨM CHỨA NHIỀU VITAMIN C KHÔNG NÊN BỎ QUA
10 THỰC PHẨM CHỨA NHIỀU VITAMIN C KHÔNG NÊN BỎ QUA

546 Lượt xem

Ăn trái cây, hoa quả và rau là cách tự nhiên tốt nhất để có được đủ Vitamin C. Có rất nhiều loại thực phẩm giàu Vitamin C mà chúng ta có thể tiêu thụ mỗi ngày và dưới đây là danh sách của 10 ứng cử viên hàng đầu.
BỆNH HUYẾT ÁP TRONG MÙA NẮNG NÓNG VÀ CÁCH PHÒNG CHỐNG
BỆNH HUYẾT ÁP TRONG MÙA NẮNG NÓNG VÀ CÁCH PHÒNG CHỐNG

8249 Lượt xem

Huyết áp có xu hướng cao hơn trong thời tiết lạnh và trở nên thấp hơn trong thời tiết nóng. Chính vì thế mà giữa nhiệt độ cao và tình trạng huyết áp cao có mối quan hệ tiêu cực nhất định. Mùa hè năm nay đặc biệt nóng với cường độ nắng nóng gay gắt hơn. Cùng với đó là sự chênh lệch nhiệt độ giữa buổi sáng và buổi tối lớn hơn khiến cho bệnh nhân cao huyết áp cảm thấy khó chịu hơn và có thể dẫn đến các tình trạng bệnh nặng hơn.
TẠI SAO NGƯỜI GIÀ THƯỜNG HAY QUÊN?
TẠI SAO NGƯỜI GIÀ THƯỜNG HAY QUÊN?

932 Lượt xem

Chứng hay quên là hiện tượng suy giảm trí nhớ và nhận thức do quá trình thoái hóa liên tục của bộ não xảy ra sau nhiều năm. Sau 25 tuổi, mỗi ngày có khoảng 3000 tế bào thần kinh bị phá hủy và không có sự tái tạo để đổi mới. Hiện tượng này xảy ra nhanh sau 60 tuổi, vậy thì lý do tại sao?

Sản phẩm liên quan


Bình luận
  • Đánh giá của bạn
Đã thêm vào giỏ hàng