SỰ PHÁT TRIỂN NÃO BỘ CỦA TRẺ EM

Bộ não của trẻ định hướng và lập trình cho mọi sự phát triển cho cơ thể. Nhờ những tiến bộ của khoa học thần kinh và thiết bị kỹ thuật, các nhà nghiên cứu ngày nay đã có thể nhìn thấy bên trong não người và biết nhiều hơn về cách não bộ của trẻ phát triển như thế nào.

1. Kích thước não bộ của trẻ phát triển như thế nào?

Hầu hết hệ thống thần kinh của não được thiết lập trong vài năm đầu đời. Khi mới sinh, não bộ của trẻ có kích thước chỉ bằng 1/4 của người trưởng thành. Nhưng đến năm 2 tuổi, có quan trung ương này đã đạt tới 3/4 kích thước của người lớn. Và đến 5 tuổi, kích thước não bộ của trẻ đã rất gần với kích thước và khối lượng của người lớn.

Tất nhiên, điều này không có nghĩa là trẻ mẫu giáo sẽ biết mọi thứ như một người lớn. Ngoài kích thước và khối lượng của não bộ, kinh nghiệm cũng đóng một vai trò chính. Cấu trúc của não trẻ liên quan đến học tập, trí nhớ, kiểm soát vận động và mọi chức năng đã được thiết lập ở độ tuổi lên 5. Đây chính là ý nghĩa của sự phát triển này.

Những cấu trúc và các đường dẫn thần kinh giao tiếp thông tin, được sử dụng và tái sử dụng trong suốt cuộc đời. Trong khi đó, khớp thần kinh kết nối là cơ sở của tất cả chuyển động, suy nghĩ, ký ức và cảm xúc của một người.

2. Thúc đẩy sự phát triển trí não

Không có hai bộ não giống hệt nhau, thậm chí não của các cặp song sinh cũng khác nhau. Từng loại khớp thần kinh được tạo ra giữa các tế bào trong não phụ thuộc vào cách não bộ của trẻ được sử dụng, sự đa dạng và phong phú của hoàn cảnh mà một người được tiếp xúc và di truyền.

Trong năm đầu tiên của cuộc đời, khi các thành phần cảm xúc quan trọng của não đang được hình thành, một môi trường an toàn và quen thuộc là quan trọng nhất, bao gồm nhiều hành động ôm ấp, vuốt ve và nhu cầu được phản ứng kịp thời.

Ngoài ra, chìa khóa cho sự phát triển của não trẻ trong 3 năm đầu là được nói chuyện, được chơi cùng và sống trong môi trường đa dạng đầy tính sáng tạo. Đồng thời, não bộ của trẻ cũng cần có cơ hội để nghỉ ngơi, để cân bằng và tự tổ chức lại.

Những điều rất đơn giản như vậy lại chính là tiền đề quan trọng cho sự phát triển não bộ của trẻ trong học tập sau này.

3. Tạo các khớp thần kinh kết nối mạnh mẽ

Điều đáng ngạc nhiên là não của một đứa trẻ 2 tuổi có hàng nghìn tỷ khớp thần kinh kết nối - gấp đôi số lượng của người lớn. Bộ não phát triển các liên kết này để đáp ứng với tất cả các loại thông tin vào, nhờ đó mà thích nghi và tồn tại. Theo thời gian một vài khớp thần kinh nhất định được sử dụng lặp đi lặp lại, trong khi một số khác sẽ bị rơi vào quên lãng.

Quá trình tự nhiên này được gọi là quá trình cắt bỏ bớt liên kết thần kinh. Đây là lý do vì sao trẻ em dễ học ngôn ngữ thứ 2 khi còn rất nhỏ. Nếu não trẻ không được tiếp xúc với ngôn ngữ đó thường xuyên, các khớp thần kinh nhất định sẽ khô đi, sau đó não không còn nghe hoặc nói một cách dễ dàng.

Quá trình này cho thấy việc tạo thói quen và sự lặp lại rất quan trọng đối với trẻ nhỏ. Thói quen cố định sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc học và giúp não bộ của trẻ hiểu những thông tin nào là quan trọng.

Mặc dù hầu hết sự phát triển của não bộ diễn ra trong 3 năm đầu đời, song những năm học tiếp theo, não bộ vẫn tiếp tục được nuôi dưỡng. Trẻ em đặc biệt là từ 3-6 tuổi, sẽ dễ dàng học hỏi từ kiến thức văn hóa đến các quy tắc xã hội, tên phức tạp của các loài khủng long, cách chơi thể thao và trò chơi, cách sử dụng các thiết bị công nghệ,...Tuy nhiên, các bộ phận kiểm soát sung lực và phán đoán của não trẻ phát triển muộn hơn. Chúng không hoàn toàn được kích hoạt cho đến sau tuổi thanh thiếu niên.

Trẻ cần được bổ sung kẽm hàng ngày tùy theo độ tuổi để trẻ ăn ngon, đạt chiều cao và cân nặng đúng chuẩn hoặc vượt chuẩn. Kẽm đóng vài trò tác động đến hầu hết các quá trình sinh học diễn ra trong cơ thể, đặc biệt là quá trình phân giải tổng hợp axit nucleic, protein,...

Các cơ quan trong cơ thể khi thiếu kẽm có thể dẫn đến một số bệnh lý như rối loạn thần kinh, dễ sinh cáu gắt,...vì vậy cha mẹ cần tìm hiểu vai trò của kẽm và hướng dẫn bổ sung kẽm hợp lý cho bé.

Nguồn: Vinmec



Tin tức liên quan

GIÚP KHỚP VẬN ĐỘNG LINH HOẠT VỚI GLUCOSAMIN C-US

GIÚP KHỚP VẬN ĐỘNG LINH HOẠT VỚI GLUCOSAMIN C-US

631 Lượt xem

Cơ thể con người có thể tự tổng hợp được Glucosamin nhưng khả năng tổng hợp này giảm dần theo độ tuổi, sẽ dẫn đến mắc các bệnh xương khớp như khô khớp, cứng khớp, viêm khớp. Cần phải bổ sung glucosamin để làm chậm quá trình thoái hóa, biến dạng khớp và tạo chất nhờn giúp các khớp được vận động một cách dễ dàng. 
CÁC LOẠI THỰC PHẨM GIÚP BẠN TĂNG KHẢ NĂNG TẬP TRUNG

CÁC LOẠI THỰC PHẨM GIÚP BẠN TĂNG KHẢ NĂNG TẬP TRUNG

583 Lượt xem

Tăng cường khả năng tập trung sẽ giúp bạn có thể hoàn thành công việc ngoài khả năng mong đợi. Ngoài việc giúp cho trí não cải thiện khả năng tập trung bằng các cách như luyện tập thể dục, nghe nhạc... Bạn có thể bổ sung các loại thực phẩm trong bữa ăn hàng ngày. Vậy ăn gì để tập trung hơn?
BỊ BỆNH CHÀM CÓ NGỨA KHÔNG? LÀM SAO ĐỂ GIẢM CƠN NGỨA DO BỆNH CHÀM?

BỊ BỆNH CHÀM CÓ NGỨA KHÔNG? LÀM SAO ĐỂ GIẢM CƠN NGỨA DO BỆNH CHÀM?

279 Lượt xem

Giảm cơn ngứa do bệnh chàm có thể được xem là một trong những cách giúp bệnh nhanh lành hơn. Bởi nếu như tác động vật lý, chà xát lên vị trí bị thương có thể làm cho vết thương bị viêm nghiêm trọng hơn và lâu lành bệnh hơn.
SUY GIẢM TRÍ NHỚ Ở NGƯỜI MẮC ALZHEIMER

SUY GIẢM TRÍ NHỚ Ở NGƯỜI MẮC ALZHEIMER

345 Lượt xem

Suy giảm trí nhớ là một trong những vấn đề sức khỏe thường gặp ở người cao tuổi. Tuy nhiên, liệu suy giảm trí nhớ này có phải là triệu chứng của bệnh Alzheimer hay không, đây là câu hỏi được nhiều người quan tâm.
ĂN GÌ GIÚP BẠN NHANH LIỀN XƯƠNG?

ĂN GÌ GIÚP BẠN NHANH LIỀN XƯƠNG?

761 Lượt xem

Gãy xương là một tai nạn gây đau đớn và cần một thời gian nhất định để xương tái cấu trúc lại. Trong thời gian đó, để thúc đẩy quá trình hồi phục sau gãy xương, người bệnh cần có một chế độ ăn uống lành mạnh, cân bằng, giàu chất dinh dưỡng. Vậy ăn gì để nhanh liền xương?
ALZHEIMER VÀ SA SÚT TRÍ TUỆ: BẠN CÓ THỂ PHÂN BIỆT ĐƯỢC?

ALZHEIMER VÀ SA SÚT TRÍ TUỆ: BẠN CÓ THỂ PHÂN BIỆT ĐƯỢC?

991 Lượt xem

Không chỉ đơn thuần như việc bạn quên tên một ai đó, hay chẳng nhớ nổi mình đã khóa cửa nhà trước khi rời đi hay chưa, sa sút trí tuệ (Dementia) là một thuật ngữ dùng để miêu tả sự mất khả năng tư duy, trí nhớ, sự chú ý, suy luận logic và các khả năng tâm thần khác. Những thay đổi này đủ nghiêm trọng để cản trở bạn trong cuộc sống sinh hoạt và làm việc.
NHÓM THỰC PHẨM ĐẠI KỴ CẦN TRÁNH CỦA BỆNH NHÂN UNG THƯ VÚ

NHÓM THỰC PHẨM ĐẠI KỴ CẦN TRÁNH CỦA BỆNH NHÂN UNG THƯ VÚ

552 Lượt xem

Ung thư vú là một trong năm loại ung thư hay gặp nhất ở nữ giới. Trong quá trình điều trị, ngoài việc tuân theo phát đồ của bác sĩ chế độ ăn uống cũng rất quan trọng. Những bệnh nhân ung thư vú kiêng ăn gì để tăng cường sức khỏe, giúp bệnh nhân chiến đầu với bệnh tật.
GỢI Ý THỰC ĐƠN DÙNG TRONG MỘT TUẦN CHO NGƯỜI BỆNH GOUT

GỢI Ý THỰC ĐƠN DÙNG TRONG MỘT TUẦN CHO NGƯỜI BỆNH GOUT

275 Lượt xem

Gout là một căn bệnh phổ biến, phức tạp và mọi lứa tuổi đều có thể mắc phải.
NHỮNG LOẠI THỰC PHẨM CHỨC NĂNG MÀ NGƯỜI ĂN CHAY CẦN BỔ SUNG THÊM

NHỮNG LOẠI THỰC PHẨM CHỨC NĂNG MÀ NGƯỜI ĂN CHAY CẦN BỔ SUNG THÊM

393 Lượt xem

Với chất lượng cuộc sống được nâng cao như hiện nay, nhiều người đã bắt đầu quan tâm đến sức khỏe nhiều hơn. Họ có xu hướng ưu tiên sử dụng các loại thực phẩm từ thực vật, hạn chế thực phẩm từ động vật, thậm chí là bắt đầu tìm hiểu và chuyển hẳn sang chế độ ăn chay để có một cuộc sống lành mạnh hơn.
HẬU COVID-19: TẠI SAO CÓ TÌNH TRẠNG NHỚ NHỚ QUÊN QUÊN VÀ MẤT TẬP TRUNG?

HẬU COVID-19: TẠI SAO CÓ TÌNH TRẠNG "NHỚ NHỚ QUÊN QUÊN" VÀ MẤT TẬP TRUNG?

669 Lượt xem

“Sương mù não” là thuật ngữ chỉ tình trạng giảm tập trung, khó chú ý, khó ngủ, suy giảm trí nhớ, suy giảm khả năng nhận thức sau khi mắc COVID-19.

Sản phẩm liên quan


Bình luận
  • Đánh giá của bạn
Đã thêm vào giỏ hàng